+Aa-
    Zalo

    Luật sư nói gì về hợp đồng "có thời hạn vĩnh viễn" của Lộc Fuho với Anh chủ nhà?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo nhận định của luật sư, hợp đồng giữa Lộc Fuho với Anh chủ nhà có quy định "Hợp đồng này có thời hạn vĩnh viễn" là không chính xác nên các bên cần đính chính lại.

    Theo nhận định của luật sư, hợp đồng giữa Lộc Fuho với Anh chủ nhà có quy định tại Điều 2 là "Hợp đồng này có thời hạn vĩnh viễn" là không chính xác nên các bên cần đính chính lại cho hợp lý.

    Vlogger Lộc Fuho (tên thật Phạm Văn Lộc). 

    Vlogger Lộc Fuho (tên thật Phạm Văn Lộc) nổi tiếng với những hình ảnh làm lố, clip bắt chước và các bình luận gây cười nhiều lần lọt top trên Facebook.

    Thời gian gần đây, cộng đồng mạng xôn xao trước việc Lộc Fuho khiến nhiều người bất ngờ khi công khai bản "hợp đồng YouTube" cũng như bản quyền hình ảnh của mình.

    Cụ thể, hợp đồng có giá trị vĩnh viễn đối với Lộc Fuho và một nhân vật được gọi là Anh chủ nhà.

    Theo như bản hợp đồng, Lộc Fuho sẽ đảm nhận việc lên ý tưởng, quay video trong khi Anh chủ nhà phụ trách tư vấn góp ý và hỗ trợ về hình ảnh chứ không tham gia vào quá trình sản xuất. Tỷ lệ đóng góp vốn để sản xuất video cũng được chia đều 50-50, lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ 6:4, Lộc Fuho được 6 phần và Anh chủ nhà được 4 phần lợi nhuận từ video mang lại.

    Đáng chú ý, trong bản hợp đồng có đề cập một điều khoản về bản quyền hình ảnh rằng Lộc Fuho sẽ không được xuất hiện trong bất kỳ video nào khác ngoài kênh Lộc FuhoTV.

    Tuy nhiên, thời gian gần đây Lộc Fuho thường xuyên xuất hiện trong các video của một nhân vật tên Thủy. Đây là cô gái thường xuyên xuất hiện cùng anh quãng thời gian trước và điều này đã khiến Lộc Fuho và Anh chủ nhà nảy sinh những mâu thuẫn.

    Hợp đồng hợp tác giữa Lộc Fuho và Anh chủ nhà. 

    Dưới góc độ pháp lý, trả lời PV Đời sống và Pháp luật, luật sư Nghiêm Quang Vinh, Giám đốc công ty Luật TNHH Nghiêm Quang, đoàn luật sư TP.Hà Nội nhận định, hợp đồng giữa Lộc Fuho và Anh chủ nhà có nhiều thiếu sót và nhầm lần, nhiều điều khoản trong bản hợp đồng này cũng quy định không rõ ràng.

    "Đáng chú ý, tại Điều 2 của hợp đồng còn ghi 'Hợp đồng có thời hạn là vĩnh viễn' là không chuẩn xác theo quy định của pháp luật và các bên cần đính chính lại cho rõ ràng", luật sư Vinh nói.

    Bên cạnh đó, luật sư cũng cho rằng, vì hợp đồng quy định không rõ ràng nên khi xảy ra mâu thuẫn, sự việc khá phức tạp để hai bên để có thể giải quyết rõ ràng.

    Luật sư Vinh cho rằng "việc dân sự cốt ở đôi bên" nên áp dụng trong trường hợp này hai bên nên ngồi lại và cùng thỏa thuận để đi đến sự hòa giải. Trong trường hợp không giải quyết được thì nên đưa ra pháp luật để xử lý.

    Luật sư Nghiêm Quang Vinh. 

    Cùng nhận định về sự việc, luật sư Mai Quốc Việt, đoàn luật sư TP. Đà Nẵng cho hay, bản hợp đồng giữa Lộc Fuho với Anh chủ nhà có thể được coi là hợp đồng hợp tác.

    Đồng quan điểm với luật sư Vinh, luật sư Việt cũng nhận định rằng bản hợp đồng có quá nhiều điều khoản chưa được rõ ràng.

    "Không có loại hợp đồng nào là có thời hạn vĩnh viễn hết. Tất cả các hợp đồng hợp tác đều phải có quy định rõ ràng về các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc. Bởi, vì trong hoạt động kinh doanh không phải các bên lúc nào cũng có sự đồng thuận, và hoạt động hiệu quả. Vậy nên, việc quy định một mốc thời gian cụ thể là cơ sở cho các bên thực hiện, nếu hết thời gian mà còn muốn hợp tác thì có thể gia hạn thêm thời gian và ngược lại.

    Ngoài ra, trong hợp đồng cũng cần phải nêu các cơ chế xử lý vi phạm như phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại. Bởi, theo quy định chế tài phạt vi phạm chỉ có thể được đặt ra nếu như trong hợp đồng có thỏa thuận. Áp dụng trong trường hợp này, Bên A không có quyền thích phạt Bên B lúc nào thì phạt, vì các bên đã không có thỏa thuận cơ chế phạt trong Hợp đồng”, luật sư Việt nói.

    Đồng thời, theo quan điểm của luật sư Việt, để có thể áp dụng được quy chế bồi thường thiệt hại khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bên bị chấm dứt hợp đồng cần chứng minh được có thiệt hại xảy ra.

    Trường hợp đối với bản hợp đồng của Lộc Fuho với Anh chủ nhà, thiệt hại có thể xảy ra là với bên thứ ba, cụ thể là những bên thuê Lộc Fuho làm đại sứ thương hiệu hoặc thuê đóng quảng cáo,... khi các bên chấm dứt Hợp đồng, dẫn đến các công việc theo Hợp đồng đã ký kết không được triển khai.

    Cuối cùng, luật sư cho biết, để có thể chấm dứt hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật, Lộc Fuho cần thông báo rõ ràng thời gian muốn chấm dứt hợp đồng với Anh chủ nhà. Và để hạn chế sự việc tranh chấp, các bên cần đưa ra phương án khi chấm dứt hợp đồng, cơ chế xử lý các nghĩa vụ còn tồn đọng, và có thể ký kết một biên bản để ghi nhận sự chấm dứt hợp tác.

    Thủy Tiên

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/luat-su-noi-gi-ve-hop-dong-co-thoi-han-vinh-vien-cua-loc-fuho-voi-anh-chu-nha-a345733.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan