+Aa-
    Zalo

    Luật bỏ phiếu mới của Mỹ ảnh hưởng thế nào đến cử tri trong bầu cử giữa kỳ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các bang của Mỹ đã ban hành hơn 30 quy định bỏ phiếu mới kể từ năm 2020, từ yêu cầu nhận diện cử tri đến các giới hạn về bỏ phiếu qua đường bưu điện, làm gia tăng căng thẳng giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11.

    Những thành viên đảng Cộng hòa cho rằng các thay đổi này là cần thiết để đảm bảo tính vẹn toàn của cuộc bầu cử, trong khi phía đảng Dân chủ nói rằng quy định mới có mục đích gây khó khăn hơn cho các cử tri theo truyền thống bỏ phiếu cho đảng Dân chủ. Hầu hết các quy định mới được ủng hộ bởi các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa và bị phản đối bởi đảng Dân chủ, Reuters thông tin ngày 2/11 (giờ địa phương).

    luat bo phieu moi cua my anh huong the nao den cu tri trong bau cu giua ky1
    Các cử tri xếp hàng ở Orlando, bang Florida (Mỹ), trong thời gian bỏ phiếu sớm cho cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022. Ảnh: Shutterstock. 

    Nhận diện cử tri 

    Kể từ năm 2020, 11 bang của Mỹ đã áp đặt các yêu cầu nhận diện cử chi chặt chẽ hơn, theo Trung tâm Tư pháp và Quyền Bầu cử Brennan, cơ quan theo dõi luật bầu cử trên toàn quốc. 

    Những người phản đối quy định nhận diện cử tri không phản đối điều kiện bắt buộc này – vì đây vốn dĩ là quy định của mỗi bang từ trước đến nay, song họ không đồng ý với công cụ được dùng để xác định danh tính cử tri.

    Khác với nhiều quốc gia châu Âu khác, nơi chính phủ cấp các loại giấy tờ định dạng cá nhân là phổ biến, các cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng hàng triệu cử tri Mỹ thiếu giấy tờ tùy thân.

    Hai trong số các luật gây tranh cãi nhất năm 2021 đã thay đổi các quy tắc về giấy tờ tùy thân đối với các cử tri vắng mặt hoặc bỏ phiếu qua đường bưu điện. 

    Bang Georgie hiện yêu cầu những cử tri không có bằng lái xe hoặc thẻ căn cước của bang phải đính kèm một bản sao của một loại giấy tờ khác do chính phủ cấp vào đơn đăng ký bỏ phiếu vắng mặt. Trước đây, danh tính của cử tri vắng mặt chỉ cần xác minh bằng chữ ký. 

    Trong khi đó, luật của bang Texas cho phép cử tri sử dụng nhiều giấy tờ tùy thân hơn khi nộp đơn đăng ký bỏ phiếu. Tuy nhiên, đơn đăng ký sẽ bị tự động từ chối nếu người bỏ phiếu sử dụng số ID khác với số họ đã cung cấp khi đăng ký bỏ phiếu. 

    Trong cuộc bầu cử sơ bộ vào tháng 3 ở Texas, các quan chức bầu cử đã từ chối 1/8 số lá phiếu bầu, tương đương tỷ lệ 12,4%. Con số này đã vượt quá tỷ lệ 0,8% ban đầu được đưa ra của bang Texas trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Các quan chức cho rằng nguyên nhân của việc này chính là do các quy định mới. 

    Một số người ủng hộ quy định mới ở hai bang Georgia và Texas nhận định rằng chúng cần thiết để đảm bảo cử tri chính là người đã đăng ký từ trước. Dẫn các nghiên cứu trước đó, nhóm người này chỉ ra việc siết chặt quy định xác định danh tính cử tri không làm giảm tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu.

    Tuy nhiên, nhóm phản đối lại cho rằng quy định xác nhận cử tri ở các bang như Bắc Carolina đã làm giảm tỷ lệ cử tri da màu đi bỏ phiếu.

    Bỏ phiếu qua đường bưu điện

    Theo Reuters, luật bỏ phiếu qua đường bưu điện ở Mỹ đặc biệt phức tạp. Viện Quốc tế về Dân chủ và Hỗ trợ Bầu cử (IDEA) có trụ sở tại Stockholm (Thụy Điển), cho biết chỉ có 11 quốc gia trên thế giới không yêu cầu cử tri đưa ra lý do bỏ phiếu qua đường bưu điện, trong đó có Mỹ với 2/3 các bang trong danh mục này.

    Kể từ năm 2020, chỉ 19 trong tổng số 50 tiểu bang của Mỹ ban hành quy định hạn chế cử tri nhận hoặc bỏ phiếu qua đường bưu điện.

    Ở Kentucky, nơi được kiểm soát đảng Cộng hòa, các nhà lập pháp đã thông qua luật giới hạn thời gian áp dụng phiếu bầu vắng mặt.

    Trong khi nhóm ủng hộ quy định hạn chế bỏ phiếu qua bưu điện nói rằng hình thức này làm tăng chi phí tổ chức bầu cử và tạo nhiều cơ hội cho các lá phiếu không đến được nơi nhận một cách có chủ ý, từ đó thay đổi kết quả bầu cử.

    Rà soát danh sách cử tri

    Không giống như nhiều quốc gia dân chủ, Mỹ không yêu cầu các cử tri bắt buộc đăng ký thông qua một hệ thống tập trung. Do đó, các tiểu bang phải định kỳ xem xét danh sách cử tri đã đăng ký của họ để đảm bảo chúng được cập nhật. 

    Từ năm 2020, 7 bang của Mỹ đã ban hành luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc cử tri hủy hoặc rút đơn đăng ký bỏ phiếu trước đó. 

    Những người ủng hộ luật này nói rằng chúng cần thiết để đảm bảo chỉ những cử tri đủ điều kiện mới được giữ trong danh sách, trong khi những người phản đối cho rằng luật khiến cử tri khó biết được lá phiếu của họ có bị loại do có sơ suất hay không. 

    Hồi tháng 4, Thống đốc bang Florida Ron DeSantis đã ban hành một đạo luật mà ông cho rằng sẽ cải thiện an ninh bầu cử bằng cách yêu cầu các giám sát viên bầu cử rà soát danh sách cử tri hàng năm thay vì hai năm một lần dưới sự giám sát của Cục An ninh và Tội phạm Bầu cử trên toàn quốc.

    Chính trường Mỹ đang nóng lên khi chỉ còn một tuần nữa, nước Mỹ sẽ chính thức bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Thời điểm hiện tại đang là chặng đua nước rút giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa với những hoạt động cuối cùng để thuyết phục cử tri.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng cháu gái đã đi bỏ phiếu sớm tại bang quê nhà Delaware vào cuối tuần trước, như muốn gửi một thông điệp: "Hãy đi bỏ phiếu". Trong khi đó, các cựu Tổng thống Mỹ cũng tham gia các sự kiện của đảng mình để thu hút thêm cử tri còn dao động trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Lạm phát đang là một trong những vấn đề kinh tế được quan tâm nhất của cử tri.

    Bích Thảo (Theo Reuters) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/luat-bo-phieu-moi-cua-my-anh-huong-the-nao-den-cu-tri-trong-bau-cu-giua-ky-a556129.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan