+Aa-
    Zalo

    Lotte Mart tham gia cuộc chiến tỷ đô để thâu tóm Big C Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trong cuộc chiến tỷ đô để thâu tóm Big C Việt NAm, hiện chỉ còn lại 3 tập đoàn, gồm: Lotte (Hàn Quốc), TCC Holding và Central Group (đều của Thái Lan)...

    (ĐSPL) -  Trong cuộc chiến tỷ đô để thâu tóm Big C Việt NAm, hiện chỉ còn lại 3 tập đoàn, gồm: Lotte (Hàn Quốc), TCC Holding và Central Group (đều của Thái Lan) là xin tham gia cuộc đấu giá....

    Ngày 10/3 là hết hạn đăng ký đấu giá hệ thống BigC Việt Nam, và hiện còn lại Lotte (Hàn Quốc), TCC Holding và Central Group nộp đơn xin tham gia cuộc đấu giá này.

    Tin tức trên báo Đầu tư, vài tháng trở lại đây, thông tin Tập đoàn Casio lên kế hoạch bán BigC Việt Nam đã có nhiều tập đoàn bán lẻ lớn muốn tham gia cuộc đua sở hữu chuỗi siêu thị này, trong đó có Dairy Farm (Singapore), AEON (Nhật Bản), Berli Jucker thuộc TCC Holding và Central Group (Thái Lan), giờ đây có thêm LotteMart (Hàn Quốc).

    Theo hãng tin Bloomberg, hiện chỉ còn lại 3 tập đoàn, gồm: Lotte (Hàn Quốc), TCC Holding và Central Group (đều của Thái Lan) là xin tham gia cuộc đấu giá. Hiện giá bán của BigC đang được dự kiến ở mức từ 800 triệu USD – 1 tỷ USD

    Trong khi trước đó, Central Group cho biết, có thể sẽ không tham gia vào cuộc chạy đua mua lại hệ thống BigC tại Việt Nam nếu quá trình thâu tóm quá phức tạp so với thương vụ mua bán BigC Thái Lan.

    Còn Tập đoàn TCC (Thái Lan) đã mua chuỗi siêu thị BigC ở Thái Lan của Tập đoànCasino (Pháp) với giá 3,1 tỷ euro (khoảng 3,46 tỷ USD). TCC cũng là đơn vị vừa hoàn tất việc mua lại toàn bộ chuỗi kinh doanh Metro Cash & Carry ở Việt Nam bao gồm 19 trung tâm và các bất động sản liên quan của tập đoàn Metro (Đức) với giá 655 triệu Euro.

    Chính vì động thái nêu trên mà giới phân tích đang nghiêng phần thắng trong cuộc đua thâu tóm này sẽ nghiêng về TCC Group của Thái Lan.

    Lotte Mart Center Hà Nội.

    Trở lại với LotteMart, nhà bán lẻ Hàn Quốc này bước chân vào thị trường Việt Nam năm 2008, hiện đã có 12 siêu thị & TTTM. LotteMart cho biết đang có kế hoạch mở rộng chuỗi siêu thị tại Việt Nam lên con số 60 trước năm 2020, trong đó chiến lược M&A là chủ đạo.

    Năm 2015, LotteMart thâu tóm hơn 70\% cổ phần của Diamond Plaza ở ngay khu vực quận 1 (TP HCM); Lotte Mart cũng đã đạt được thỏa thuận thuê toàn bộ diện tích 4 sàn thương mại (khoảng 20.000 m2) của Trung tâm Thương mại Mipec Mall Hà Nội (Pico Mall trước đây).

    Ngoài ra, tập đoàn này còn kinh doanh trong ngành thức ăn nhanh, trung tâm mua sắm, khách sạn và rạp chiếu phim tại Việt Nam.

    Báo Nhịp Cầu Đầu tư dẫn nguồn tin cho biết, một bài viết trên The Economist (Anh) nêu rõ, thương hiệu Lotte muốn cùng với Samsung và Toyota trở thành các siêu tập đoàn tại thị trường châu Á trong những năm tới. Nhằm hiện thực hóa tham vọng này, Lotte đang đẩy mạnh hoạt động đầu tư ở nước ngoài khi thị trường nội địa tiếp tục tăng trưởng chậm.

    Ví dụ, riêng mảng bán lẻ, Lotte hiện gặp phải rào cản mới ở Hàn Quốc. Bởi một đạo luật ban hành năm 2012 buộc các thương hiệu lớn như Lotte Mart phải đóng cửa siêu thị ít nhất 2 lần mỗi tháng và không được mở cửa 24/24, nhằm tạo điều kiện cho các chuỗi bán lẻ với quy mô nhỏ hơn có thể cạnh tranh bình đẳng.

    Chưa hết, ở Hàn Quốc, trong các chiến dịch tranh cử, một trong những hứa hẹn của các ứng viên là sẽ áp đặt lệnh cấm mở thêm siêu thị ở các thành phố dưới 300.000 dân. Điều này có nghĩa là ngay cả các chuỗi bán lẻ lớn như Lotte Mart cũng không được mở thêm siêu thị tại 50 trên tổng số 82 thành phố tại Hàn Quốc. Mặc khác, Hàn Quốc đang trong xu hướng già hóa dân số, tỉ lệ sinh thấp. Xu hướng tiêu dùng được dự báo sẽ thay đổi đáng kể.

    Vì vậy, thời gian qua, Lotte đã đẩy mạnh đầu tư tại Indonesia, Việt Nam, Myanmar. Đến nay, Lotte đã dành hơn 9,6 tỷ USD cho các thương vụ M&A tại châu Á. Riêng mảng bán lẻ, Lotte Mart đang nhắm tới đích 700 siêu thị trong khu vực vào năm 2018.

    Nói về chiến lược mở rộng tại châu Á, Chủ tịch Tập đoàn Lotte, ông Shin Dong Bin, cho biết Lotte sẽ tìm kiếm những vị trí có thể cho phép triển khai nhiều loại hình kinh doanh như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, khách sạn và cả chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Lotteria.

    Việt Nam hiện được đánh giá là 1 trong 3 thị trường quan trọng của Lotte Mart tại châu Á, bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ. Ngay từ đầu, thay vì trực tiếp đầu tư vào ngành bán lẻ, Lotte đã dùng chiến thuật bàn đạp để thâm nhập thị trường Việt Nam.

    Theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp cho Lotte Mart hồi tháng 10/2006, vốn điều lệ của doanh nghiệp này là 65 triệu USD. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân sản xuất thương mại Minh Vân góp 13 triệu USD, chiếm 20\% vốn điều lệ. Lotte góp 52 triệu USD, tương đương 80\% vốn điều lệ. Sau đó, Lotte đã mua lại phần vốn góp của đối tác trong nước để chuyển thành doanh nghiệp 100\% vốn nước ngoài, đồng thời cũng đã điều chỉnh tăng vốn điều lệ từ mức 65 triệu USD lên thành 120 triệu USD.

    Tuy tốc độ phát triển của Lotte Mart tại Việt Nam vẫn chưa thể so sánh với Trung Quốc hay Indonesia, nhưng xét về mặt doanh thu, thị trường Việt Nam lại có nhiều tiềm năng hơn, với mức tăng trưởng mỗi năm đạt 47,5\%; trong khi Trung Quốc là 7,8\% và Indonesia là 13,7\%.

    Ngọc Anh(Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lotte-mart-tham-gia-cuoc-chien-ty-do-de-thau-tom-big-c-viet-nam-a122457.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.