+Aa-
    Zalo

    Lối ra nào cho củ cải 500 đồng/kg nhưng không ai thèm mua?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Giá củ cải 500 đồng/kg, mỗi bó cải lớn chỉ có giá 1.000 – 2.000 đồng, xà lách chỉ 7.000 đồng/kg, bắp cải 3.000 đồng/cây… là những con số khiến không chỉ người nông dân xó

    Giá củ cải 500 đồng/kg, mỗi bó cải lớn chỉ có giá 1.000 – 2.000 đồng, xà lách chỉ 7.000 đồng/kg, bắp cải 3.000 đồng/cây… là những con số khiến không chỉ người nông dân xót xa thời gian gần đây.

    Những ngày đầu năm, nhiều nhà nông tại nhiều địa phương khắp nước trải qua cảm giác mừng được mùa chưa qua đã nản vì hàng mất giá. 

    Tại nhiều địa phương, trên các thửa ruộng bắp cải, su hào, củ cải… người dân đã phải ngậm ngùi nhổ bỏ vì giá rớt thê thảm mà không ai mua.

    Cụ thể, tại Hà Nội, người dân ven sông Hồng ở Mê Linh đã phải nhổ bỏ hàng chục tấn củ cải vì không bán được, dù mức giá chỉ là 500 đồng/kg. Hay tại Hà Tĩnh, mỗi bó cải lớn chỉ có giá 1.000 – 2.000 đồng, xà lách chỉ 7.000 đồng/kg, bắp cải 3.000 đồng/bắp, su hào 1.000 đồng/củ ở Thái Bình, Nghệ An…

    Trước thực tế này, ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật chia sẻ “việc rau một số địa phương giá thấp hoặc rớt giá theo tôi có thể do 2 nguyên nhân. Thứ nhất do sự điều tiết của thị trường; thứ hai, do lượng cung trong nước quá nhiều so với nhu cầu trong một thời điểm nên thời điểm đó giá giảm”, ông Trung nói.

    Củ cải bán không ai mua dù chỉ 500 đồng/1kg. Ảnh: An ninh tiền tệ.

    Giữa năm 2017, trên cả nước cũng diễn ra nhiều chiến dịch “giải cứu nông sản”, không chỉ rau xanh mà còn cả thịt lợn. Tại thời điểm đó, TS Nguyễn Thị Hiền, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, Nguyên cố vấn kinh tế Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ đã gợi ý một số giải pháp nhằm ngăn tình trạng rớt giá của nông sản.

    Bà Hiền cho biết, một vấn đề vô cùng cấp bách giúp khắc phục tình trạng “được mùa, mất giá” là quy hoạch sản xuất và tiêu thụ. Cụ thể là quản lý nguồn "cung" sản phẩm để tạo sự tương quan với lượng “cầu” sản phẩm ấy trên thị trường để tránh dư thừa cũng như không để xảy ra khan hiếm.

    Thứ hai, do yếu tố địa lý nên thị trường nông sản Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên để không phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cũng như những thị trường xuất khẩu nông sản lớn, theo bà Hiền, Việt Nam cần hiện đại hóa ngành công nghiệp chế biến.

    Bên cạnh đó, một trong những biện pháp không kém phần quan trọng, giúp ngăn tình trạng rớt giá lâu dài, đó là trách nhiệm của cơ quan lập pháp cao nhất trong việc sửa đổi, ban hành những luật cơ bản giúp tháo gỡ khó khăn cho người sản xuất như luật đất đai, hạn điền; giảm hình sự hóa các quan hệ dân sự để tự do hóa thương mại, hình thành các trang trại, các doanh nghiệp tư nhân lớn...

    Tương tự, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam - ông Ousmane Dione chia sẻ “Việt Nam cần đầu tư hạ tầng kỹ thuật, logistics; phải tạo cơ chế chính sách tích tụ đất đai để có thể tổ chức sản xuất quy mô lớn. Một yếu tố quan trọng khác là phải ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc”.

    Việc tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu được xem là lối mở cho hàng nông sản trong thời gian tới. Do đó, cần đầu tư mạnh hơn cho nông nghiệp để giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn, hướng đến tăng trưởng bền vững, đồng thời hình thành được chuỗi liên kết để kiểm soát chặt từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng nông sản sạch, an toàn sẽ giúp nâng cao giá trị thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp.

    Minh Thư(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/loi-ra-nao-cho-cu-cai-500-dongkg-nhung-khong-ai-them-mua-a222607.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan