Thông thường, tỉ lệ trẻ lên 6 tuổi bị táo bón sẽ thấp hơn trẻ sơ sinh và trẻ ở độ tuổi từ 2 – 5. Tuy nhiên ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu đến lớp tiểu học. Sự thay đổi về môi trường học tập, sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống thường khiến trẻ dễ bị táo bón nặng.
Nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi dễ bị táo bón
Ngoài các nguyên nhân do bệnh lý và dùng thuốc, đa phần trẻ ở độ tuổi này bị táo bón bởi chế độ ăn uống, sinh hoạt và thói quen đại tiện hoặc tâm sinh lý.
Một số trẻ sinh ra đã bị mắc các bệnh lý bẩm sinh đường tiêu hóa như: dài đoạn trực tràng bẩm sinh, hẹp ruột, hẹp hậu môn. Chứng táo bón lâu ngày thường gây sa giãn trực tràng, nứt kẽ, viêm nhiễm hậu môn, sẽ làm gia tăng tình trạng táo bón ở trẻ 6 tuổi.
Các loại thuốc dễ gây táo bón ở trẻ nhỏ như kháng sinh, sắt, canxi, thuốc giảm ho có chứa codein…
Khi lên 6 tuổi, trẻ sẽ đến học tập trong môi trường mới. Nhà vệ sinh lạ hoặc không sạch như ở nhà có thể khiến một số trẻ ngại ngần việc đại tiện. Hoặc nhiều bé mải chơi, hiếu động mà nhịn đại tiện. Thói quen không tốt này kéo dài dễ khiến phân tích tụ lâu trong đại tràng, làm phình giãn đại tràng, trẻ sẽ ngày càng khó đại tiện và dễ táo bón hơn.
Nhiều bé rất lười ăn rau. Khi lên tiểu học, trẻ thường được ăn bán trú tại trường. Vì vậy, mẹ càng không có điều kiện chăm con để khuyến khích bé ăn rau như ở nhà. Đây cũng là một trong các nguyên nhân thường gặp gây táo bón ở trẻ 6 tuổi.
Một số bé gặp phải áp lực tâm lý khi môi trường học tập mới lạ hơn khi còn đi mẫu giáo. Cũng như ở người lớn, trẻ nhỏ dễ bị táo bón khi căng thẳng và stress.
Cách trị táo bón cho trẻ độ tuổi lên 6
Theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Sáng, chuyên khoa nhi – Trường đại học Y dược Hải Phòng, tùy theo từng nguyên nhân mà có cách điều trị táo bón khác nhau cho trẻ. Tuy nhiên, trước hết cha mẹ nên bắt đầu từ việc cân đối lại khẩu phần ăn cho con.
• Mẹ nên tăng cường thêm lượng chất xơ từ nguồn rau củ quả như khoai lang, mồng tơi, rau má, rau cải, đu đủ, thanh long, bơ, vừng đen…
• Trẻ 6 tuổi nên uống ít nhất 1000ml nước mỗi ngày từ nguồn nước lọc, nước ép, nước canh.
• Rèn cho trẻ thói quen tập đại tiện vào khung giờ nhất định trong ngày. Tốt nhất là khoảng sau ăn sáng, trước đi học để đề phòng trẻ nhịn đại tiện ở trường.
• Cho trẻ uống nước rau diếp cá. Rau diếp cá được coi là “ thần dược” trong điều trị chứng táo bón và trĩ ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Rau diếp cá có tính mát, khả năng nhuận tràng tốt. Vì vậỵ loại thảo dược này thường được các mẹ sử dụng thường xuyên để trị táo bón cho con. Vốn là một kháng sinh thảo dược nên rau diếp cá còn được dùng để chữa sốt, viêm họng, viêm tai giữa cho trẻ nhỏ.
• Ngoài ra, nhiều chuyên gia nhi khoa khuyên rằng trẻ bị táo bón nên được bổ sung thêm lượng phù hợp chất xơ hòa tan, điển hình là FOS ( Fructose Oligosaccharide). FOS vừa là thức ăn, vừa tạo môi trường để các chủng lợi khuẩn nhân nhanh về số lượng, cân bằng lại hệ tiêu hóa trong trường hợp trẻ bị táo bón do loạn khuẩn đường ruột.
• Các ion Magie, Kẽm sẽ kích thích nhu động đường ruột trẻ hoạt động hiệu quả hơn.
Cho đến hiện tại, các sản phẩm vừa bổ sung diếp cá, rau má, vừa bổ sung FOS và ion Magie như Diếp cá vương Gold thường được các mẹ ưu tiên sử dụng hơn vì tính hiệu quả, an toàn và tiện lợi, mùi vị thơm ngon, dễ uống.
Số XNCB: 43196/2017/ATTP-XNCB
• Khi bé có dấu hiệu khó đi tiêu, mẹ xoa bụng cho bé theo khung đại tràng từ phải sang trái, 3 – 4 lần/ngày giữa 2 bữa để kích thích tăng nhu động ruột.
•Trong trường hợp trẻ đã nhiều ngày không đại tiện được, cha mẹ có thể thụt tháo để để làm sạch ruột cho trẻ. Cách làm: Dùng nước muối sinh lý hoặc nước ấm pha với mật ong tỉ lệ 5% ( 5ml mật ong thì pha với 100ml nước ấm). Tuy nhiệt, thụt xổ được coi biện pháp cuối cùng, không nên làm thường xuyên vì dễ gây tổn thương hậu môn của trẻ.
Những thực phẩm trẻ 6 tuổi bị táo bón không nên ăn
Dưới đây là nhóm các thực phẩm trẻ bị táo bón không nên ăn để giảm thiểu tiến triển bệnh táo bón.
- Món ăn nhiều dầu béo, chất đạm: thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp như snack, gà rán, pizza, khoai tây chiên, hamburger…
- Thức ăn có vị chát, chứa tannin như ổi xanh, trà xanh, chuối xanh, hồng xiêm.
- Thức uống không lành mạnh, nhiều đường: nước ngọt có gas, caffe…
Trên đây là những hướng dẫn căn bản dành riêng cho mẹ có con nhỏ bị táo bón. Hi vọng cha mẹ sẽ áp dụng đúng cách để trị táo bón nhanh khỏi nhất cho bé, giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh vượt trội, phát triển toàn diện hơn.
Phượng Nguyễn