+Aa-
    Zalo

    Loạt chính sách mới về thuế, phí, lệ phí...có hiệu lực từ tháng 12/2021

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Từ tháng 12/2021, nhiều chính sách mới liên quan đến thuế, phí, lệ phí,... sẽ chính thức có hiệu lực.

    Giảm 50% lệ phí trước bạ cho ôtô sản xuất trong nước

    Nghị định 103/2021/NĐ-CP của Chính phủ về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có hiệu lực từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022.

    nhieu chinh sach moi ve thue phi co hieu luc tu thang 12 2021 dspl
    Nhiều chính sách mới về kinh tế có hiệu lực từ tháng 12/2021. Ảnh minh họa

    Cụ thể, mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định 20/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ; các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

    Xét ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô

    Nghị định 101/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 57/2020/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu, ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan sẽ có hiệu lực từ ngày 31/12/2021.

    Nghị định này cho phép doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô sử dụng nhiên liệu xăng, dầu lựa chọn kỳ xét ưu đãi thuế 6 tháng hoặc 12 tháng.

    Theo đó, kỳ xét ưu đãi thuế 06 tháng tính từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 hoặc từ ngày 01/7 đến ngày 31/12 hằng năm. Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn kỳ xét ưu đãi thuế 06 tháng, đã được xử lý tiền thuế nộp thừa đối trong kỳ 06 tháng đầu năm và 06 tháng cuối năm không đạt điều kiện sản lượng theo quy định nhưng tổng sản lượng của cả năm đáp ứng điều kiện về sản lượng của kỳ xét ưu đãi thuế 12 tháng thì vẫn được xét ưu đãi thuế cho kỳ 06 tháng cuối năm.

    Doanh nghiệp được xử lý số thuế nộp thừa đối với số linh kiện đã sử dụng trong kỳ nếu đáp ứng quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 7a Nghị định 125/2017/NĐ-CP .

    Kỳ xét ưu đãi thuế 12 tháng tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hằng năm.

    Nghị định 57/2020/NĐ-CP hiện hành chỉ quy định về kỳ xét ưu đãi thuế 06 tháng tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 6 hoặc từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.

    Tiền phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản

    Thông tư 191/2016/TT-BTC hiện hành quy định, các tổ chức này được để lại 90% phí thu được và nộp 10% vào ngân sách nhà nước.

    Tuy nhiên, theo nội dung được quy định tại Thông tư 91/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 191/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, tổ chức thu phí thẩm định, đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản được để lại 70% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí và nộp 30% vào ngân sách nhà nước.

    Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước không thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định thì phải nộp 100% tiền phí thu được vào NSNN.

    Thông tư 91/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/12/2021.

    Bổ sung một số mức phí trong lĩnh vực thủy sản

    Ngày 02/11/2021, bộ Tài chính ban hành Thông tư 94/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kiểm an toàn kỹ thuật tàu cá, kiểm định trang thiết bị nghề cá; phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản; phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thủy sản; lệ phí cấp giấy phép khai thác, hoạt động thủy sản có hiệu lực từ 17/12/2021. 

    Trong đó có một số quy định về mức phí đáng chú ý như:

    - Bổ sung thêm phí thẩm định kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thủy sản (thẩm định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá) là 12,450 triệu đồng/lần.

    - Kiểm tra phần thân vỏ tàu tính theo dung tích: 3.500 đồng/GT.

    - Kiểm tra phần máy tàu (Tổng công suất máy chính + máy phụ ): 2.720 đồng/KW.

    - Thiết bị hàng hải: 105.000 đồng/lần/hệ thống.

    - Thiết bị vô tuyến điện: 131.000 đồng/lần/hệ thống...

    Ngoài ra, Thông tư 94/2021 cũng quy định tổ chức thu phí là đơn vị sự nghiệp công lập được giữ lại 90% số tiền phí thu được và nộp 10% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/loat-chinh-sach-moi-ve-thue-phi-le-phi-co-hieu-luc-tu-thang-12-2021-a520676.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan