Các chuyên gia về động vật hoang dã cho biết, một trong những con tê giác trắng phương Bắc quý hiếm vừa qua đời tại khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya.
Theo AFP, con tê giác có tên là Suni. Suni đã qua đời tại khu bảo tồn Ol Pejeta vì nguyên nhân tự nhiên. Nó được sinh ra tại Vườn thú Dvur Kralove ở Cộng hòa Séc vào năm 1980 và được cho là “cá thể đực cuối cùng có khả năng phối giống”.
|
Hai cá thể tê giác trắng phương Bắc ở Kenya. Ảnh: AFP |
Trước đó, vào ngày 20/12/2009, bốn con tê giác trắng phương Bắc (trong đó có Suni) đã được đưa trở về Kenya, vùng đất tổ tiên của chúng từ Vườn thú Dvur Kralove ở Cộng hòa Séc.
Hai con đực và hai con cái đã làm một hành trình dài 7.300km từ vườn thú Dvur Kralove (Séc) đến khu dự trữ Ol Pejeta thông qua một dự án có tên là “Cơ hội sống sót cuối cùng.”
Tinh trùng của những con đực sinh ra ở Dvur Kralove hiện đang được bảo tồn tại Viện nghiên cứu vườn thú và động vật hoang dã Leibniz (IZW) ở Berlin, Đức.
Sau cái chết của Suni, trên thế giới chỉ còn khoảng 6 con tê giác trắng phương Bắc và tất cả chúng đều sống kiểu nuôi nhốt.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/loai-te-giac-trang-phuong-bac-doi-mat-voi-nguy-co-tuyet-chung-a56481.html