Thành phần dinh dưỡng của giá đỗ
Theo Very Well Health, 104 gam (g) giá đỗ chưa chế biến có tới 90,8% là nước và chỉ chiếm 2% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV) cũng như các thành phần dinh dưỡng khác bao gồm:
- Calo: 31
- Chất béo: 0,187 g
- Đồng: 0,171 miligam (mg)
- Vitamin C: 13,7 mg
- Chất xơ: 1,6 g
- Chất đạm: 3,16 g
- Sắt: 0,946 mg
- Magiê: 21,8 mg
- Kali: 155 mg
- Natri: 6,24 mg
- Canxi: 13,5 mg.
Dưới đây là những lợi ích dành cho nam giới khi ăn giá.
Cải thiện chất lượng tinh trùng
Theo Vnexpress, 100 g giá chứa 24 mg vitamin C. Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin C làm tăng số lượng, khả năng vận động và hình thái của tinh trùng. Dưỡng chất này còn cung cấp oxit nitric, hỗ trợ chức năng nội mô và mạch máu rất quan trọng cho hoạt động tình dục.
Giá chứa vitamin E, nhất là E-alpha, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Ăn thực phẩm này thường xuyên hỗ trợ bảo vệ tinh trùng khỏi các gốc tự do, từ đó cải thiện chất lượng.
Giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
Nghiên cứu năm 2019 từ Trường Đại học nông nghiệp Trung Quốc, cho thấy đậu xanh chứa polyphenol, polysaccharide và peptide. Những hợp chất này làm chậm sự phát triển của một số tế bào ung thư, bao gồm ung thư vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt và hệ tiêu hóa.
Các nhà khoa học chứng minh giá làm từ đậu xanh nảy mầm còn có hàm lượng axit phenolic và flavonoid tăng cao, gấp 4,5 và 6,8 lần so với hạt đậu xanh thô.
Hỗ trợ chức năng sinh sản
Nghiên cứu năm 2021 với 20 người tham gia của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung, Trung Quốc, thiếu folate có thể làm tổn thương DNA tinh trùng, góp phần khiến nam giới vô sinh. Hàm lượng folate kém có liên quan đến số lượng tinh trùng thấp và giảm khả năng di chuyển của tinh trùng. 100 g giá chứa 61 µg folate có thể cải thiện chất lượng tinh trùng, giảm các rủi ro cản trở quá trình sinh sản.
Ăn giá đỗ hàng ngày có sao không?
Không nên ăn giá đỗ quá 5 lần mỗi tuần, đặc biệt với giá đỗ sống. Và mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn giá đỗ. Những người sau đây không nên ăn giá đỗ:
+ Người bị viêm dạ dày mãn tính
+ Người chân tay lạnh, đang ốm
+ Người đang đói bụng
+ Người đang uống thuốc
+ Người từng có tiền sử dị ứng rau mầm
+ Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên ăn giá đỗ sống.
Ăn giá đỗ sống có sao không?
Do được hình thành từ việc ủ mầm mà khó tránh khỏi nguy cơ nhiễm khuẩn nếu không sơ chế hạt và ủ đúng cách. Giá đỗ sống và các loại rau mầm khi ăn sống có nguy cơ nhiễm nhiều loại vi khuẩn có thể kể đến như Escherichia coli, Salmonella typhimurium, Staphylococcus aureus và Listeria monocytogenes, theo Livestrong.
Nhiễm các loại vi khuẩn này có thể gây ra ngộ độc với nhiều triệu chứng như sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy thậm chí nghiêm trọng hơn là co giật, suy hô hấp dẫn tới mất mạng nếu không được can thiệp y tế kịp thời.
Giá đỗ kỵ với gì?
Giá độ kỵ với gan lợn. Dù rất nhiều gia đình Việt có thói quen xào chung giá độ với gan lợn nhưng điều này không khiến món ăn của bạn thêm giàu dinh dưỡng hơn mà còn khiến vitamin C bị oxy hóa hết khiến giảm dinh dưỡng của thực phẩm.