+Aa-
    Zalo

    Loại rau mọc dại ngoài đường có thể cực tốt nhưng cũng cực độc, những lưu ý cần biết khi ăn loại rau này

    (ĐS&PL) - Rau răm có vị cay, tính ấm, có tác dụng chữa đau bụng lạnh, các vết thương do rắn cắn, chữa tràng ghẻ, cước khí, hắc lào, trĩ, nôn, sốt... Thế nhưng rau răm cũng có 'chống chỉ định' với một số người, hoặc không nên kết hợp rau răm với những thực phẩm sau để tránh gây hại cho sức khỏe.

    Rau răm là loại rau thơm rất phổ biến trong thực đơn hằng ngày của người Việt. Không chỉ ngon mà rau răm còn được biết đến là loại rau tốt cho sức khỏe. Vậy, rau răm có tác dụng gì?

    Tổng quan về rau răm

    Trong Đông y, rau răm là vị thuốc có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc.

    Rau răm được dùng cả lá, cả cây, được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, giã sống vắt lấy nước uống, bã đắp. Dùng khô sắc uống. Rau răm không độc.

    loai rau moc dai ngoai duong co the cuc tot nhung cung cuc doc nhung luu y can biet khi an loai rau nay1

    Rau răm có tác dụng gì?

    Hỗ trợ tiêu hóa

    Tính nóng của rau răm giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra mạnh mẽ, hỗ trợ điều trị và thuyên giảm các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi hoặc chướng bụng.

    Cách làm: Lấy một nắm rau răm rửa sạch và nghiền thành chất lỏng để uống. Phần bã còn lại dùng để xoa quanh rốn. Sau một khoảng thời gian, bạn sẽ thấy cơ thể có những sự thay đổi tích cực.

    Điều trị cảm cúm

    Rau răm được xem là giúp ích rất tốt cho việc điều trị cảm cúm, một trong các giải pháp lý tưởng cho những người bị cảm.

    Cách làm: Rửa sạch một nắm rau răm, giã nhuyễn với gừng tươi, thêm ít nước sạch rồi lọc lấy hỗn hợp làm thuốc uống.

    Có tác dụng trị nấm

    Rau răm cũng có tác dụng trị nấm kẽ ngón chân. Loại nấm này là hậu quả của việc để chân tiếp xúc với nước bẩn trong thời gian dài.

    Ngoài ra, nấm còn có thể xảy ra với những người phải đi giày cả ngày, đặc biệt là nhân viên văn phòng.

    Cách làm: Rửa sạch lá; nghiền thành chất lỏng để bôi lên vùng bị thương. Hoặc bạn cũng có thể dùng bã để đắp lên. Và nhớ đừng bao giờ để vết thương tiếp xúc với nước.

    Điều trị vết thương bầm tím, sưng tấy

    Rau răm có tác dụng điều trị, giảm đau cho những vết thương bị bấm tím và sưng tấy khi bị thương.

    Cách làm: Rửa sạch một nắm rau răm. Xay nhuyễn nó cùng với long não, sau đó thoa hỗn hợp lên vết thương và cố định vết thương bằng băng sạch.

    loai rau moc dai ngoai duong co the cuc tot nhung cung cuc doc nhung luu y can biet khi an loai rau nay2

    Hỗ trợ các vấn đề về da

    Ngoài những lợi ích kể trên, thì rau răm cũng là một loại thảo mộc có hỗ trợ rất tốt cho việc chăm sóc da. Do tác dụng chống viêm và tiêu độc, được xem là một phương pháp tự nhiên tuyệt vời để loại bỏ mụn nhọt cũng như se khít lỗ chân lông.

    Cách làm: Giã nát một nắm rau răm đã rửa sạch, sau đó trộn với một ít muối. Đối với mụn nhọt, lấy bã đắp và băng cố định. Nên thay bã mỗi ngày một lần.

    Điều trị lang ben ở trẻ sơ sinh

    Rau răm có tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị lang ben ở trẻ sơ sinh.

    Cách làm: Giã nhỏ lá ngò gai và cho vào một ít rượu. Sau đó, dùng bông nhẹ nhàng thoa đều hỗn hợp lên các vùng da bị lang ben. Lau sạch da sau khoảng 5 phút. Áp dụng phương pháp điều trị này trong 2 hoặc 3 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.

    Rau răm có những ứng dụng rất thiết thực trong đời sống hàng ngày. Bởi vậy, mỗi gia đình nên trồng một đám nhỏ trong vườn nơi gần nước. Khi cần có ngay để sử dụng.

    Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Rau răm có tác dụng gì?" rồi phải không.

    Những ai không nên ăn rau răm

    Phụ nữ không nên ăn rau răm trong ngày "đèn đỏ"

    Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt nên tránh ăn rau răm vì nó có thể gây ra hiện tượng rong huyết.

    Phụ nữ mang thai không nên ăn rau răm

    Loại rau thơm này có vị cay, tính ấm, tính thơm, hành khí mạnh (khí hành dẫn đến huyết hành), có khả năng kích thích tử cung, làm ra thai. Do đó, phụ nữ mang thai không nên ăn rau răm.

    Tuy nhiên, bà bầu chỉ ăn vài ngọn rau răm cùng với trứng vịt lộn… sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Chỉ khi dùng rau răm với lượng lớn như giã uống hay sắc làm thuốc uống thì mới gây ra nguy hiểm lớn. Trong dân gian, người ta hay dùng rau răm để làm sảy thai tự nhiên.

    Không ăn rau răm quá thường xuyên

    Một tác dụng phụ của rau răm mà ai cũng biết là giảm ham muốn tình dục. Theo Đông y, ăn nhiều rau răm sinh nóng rét, giảm tinh khí, tổn thương tủy, suy yếu tình dục. Cả nam và nữ ăn nhiều và thường xuyên ăn rau răm đều có thể gặp tình trạng suy giảm ham muốn tình dục. Nam giới ăn nhiều loại rau này có thể kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Trong khi đó, phụ nữ có thể gặp tình trạng mất chu kỳ kinh nguyệt.

    Những người máu nóng, suy nhược cơ thể cũng không nên ăn rau răm.

    Ảnh hưởng đến ham muốn tình dục

    Bác sĩ y học cổ truyền cho rằng lạm dụng rau răm sẽ khiến cơ thể vừa nóng lại vừa rét. Sinh lực suy giảm rõ rệt, ảnh hưởng đến ham muốn tình dụng, ảnh hưởng tủy.

    Cụ thể nếu phụ nữ ăn nhiều rau răm không những giảm ham muốn mà có thể còn mất chu kỳ kinh nguyệt. Còn nam giới có thể bị cương dương, suy giảm tinh khí.

    Thùy Dung(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/loai-rau-moc-dai-ngoai-duong-co-the-cuc-tot-nhung-cung-cuc-doc-nhung-luu-y-can-biet-khi-an-loai-rau-nay-a596821.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Uống nước lá tía tô hằng ngày có tốt không?

    Uống nước lá tía tô hằng ngày có tốt không?

    Lá tía tô là loại lá gia vị được dùng phổ biến trong nhiều món ăn và cả công dụng làm đẹp ở dạng nước uống. Vậy loại "thần dược" này có nên uống hằng ngày để phát huy hết lợi ích?