Theo bsĩ giải phẫu thần kinh Sanjay Gupta (Mỹ), người dành nhiều thời gian nghiên cứu về chống lão hoá đã đưa vấn đề này vào loạt phim tài liệu Chasing Life được quay tại Okinawa, Nhật Bản. Nơi đây được coi là 1 trong 5 "Vùng xanh" - khái niệm chỉ những nơi có nhiều người khỏe mạnh và sống lâu nhất.
Trong loạt phim này, Tiến sĩ Gupta giải thích một phần nguyên nhân giúp người Okinawa sống thọ là do trong chế độ ăn uống của học có nhiều lợi thực phẩm ngăn ngừa quá trình lão hóa và kích hoạt các gen kéo dài tuổi thọ của cơ thể. Ngoài ra, các loại thực phẩm mà họ tiêu thụ có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hạ đường huyết và hơn thế nữa.
Theo bác sĩ Gupta, đây là 2 loại thực phẩm người Okinawa ăn thường xuyên và chính chúng có thể giúp kích hoạt gen trường thọ, kéo dài tuổi thọ.
Rong biển
Rong biển chứa nhiều chất xơ, chất béo omega-3 và vitamin bao gồm A, C, E và B. Ngoài ra, rong biển còn chứa nhiều khoáng chất như magie, kali, kẽm... Nhờ vậy mà rong biển mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Sử dụng rong biển trong chế độ ăn có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Các nhà nghiên cứu tin rằng một số hợp chất có trong rong biển như fucoxanthin có thể hỗ trợ kiểm soát và ổn định đường huyết.
Bên cạnh đó, nhờ hàm lượng chất xơ phong phú, rong biển cũng giúp bạn có cảm giác no lâu, hỗ trợ quá trình giảm cân, đồng thời cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Rong biển cũng đã được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Mướp đắng
"Không phải tự nhiên mà những thực phẩm như mướp đắng được nhiều thế hệ người Nhật yêu thích. Bằng trực giác, họ biết rằng thực phẩm này phần nào tốt cho sức khỏe", Bác sĩ Gupta nói.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đắng có thể giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng quá trình chuyển hóa glucose. Cùng với đó, tương tự như nhiều loại thực vật khác, mướp đắng có ít calo và có khả năng làm cảm giác no lâu hơn, có thể giúp ích trong việc giảm cân hiệu quả.
Theo Eating Well, ngoài rong biển và mướp đắng thì những loại rau củ khác như: dưa chuột, súp lơ xanh, rau chân vịt, cà chua, bắp cải, cà rốt,... đều là những loại rau tốt cho người bệnh tiểu đường.
Nguyên tắc cơ bản trong chế độ dinh dưỡng cho người bị đái tháo đường: hạn chế tinh bột (cơm, bún, phở,…), thực phẩm chứa đường đơn (bánh, kẹo, nước ngọt); tăng cường nguồn acid béo không bão hòa (cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu nành, dầu phộng,…), rau xanh nhiều chất xơ (rau cải, bầu, bí, mướp…) và trái cây ít ngọt (sơ ri, mận, bưởi, cam,…).
Bên cạnh đó, người bệnh đái tháo đường nên chia nhỏ bữa ăn (5-6 bữa/ngày) để tránh tăng đường huyết sau mỗi bữa.
N.L(T/h)