Riềng là loại gia vị giúp tăng hương vị cho các món ăn, nhưng ít người biết rằng riềng còn là vị thuốc quý giúp ngăn ngừa 8 loại ung thư và có tác dụng chống viêm rất tốt.
Cây riềng
Cây riềng thuộc họ gừng có thể cao đến 1,2 m, ra hoa tháng 4 đến tháng 9. Thân rễ có thể dùng làm thuốc, lá, thân và thân rễ dùng làm gia vị. Cây mọc hoang hoặc được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, riềng được trồng phổ biến. Riềng còn có tên gọi khác là riềng ấm, hậu khá (Thái), riềng nếp.
Bộ phận dùng chủ yếu của cây riềng là thân, rễ. Thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa thu đông.
Thân rễ của cây riềng chứa tinh dầu gồm cineol, methyl cinnamat; các flavon: galangin, alpinin; kaempferid 3 – dioxy 4 – methoxy flavon.
Cây riềng có tác dụng kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa, chữa ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa, đau dạ dày, đau bụng, ỉa chảy, cảm sốt, sốt rét: Ngày 3 – 6g dạng thuốc sắc, bột hoặc rượu thuốc. Còn chữa đau răng bằng cách ngậm thân rễ, cắn nhẹ ở chỗ răng đau.
Riềng có tên khoa học là ALPINIA GALANGA Willd thuộc họ ZINGIBERACEAE, thuộc cây cỏ, sống lâu năm. Thân rễ mập, mọc bò ngang, hình trụ, có phủ nhiều vảy. Lá mọc so le, hình ngọn dáo, phiến cứng và bóng, có bẹ. Cụm hoa mọc thành chùm dài 20 – 30 cm ở ngọn thân gồm nhiều hoa màu trắng, cánh môi hẹp có vân hồng. Quả hình cầu hay hình trứng. LoàiAlpinia officinarum Hance cũng được dùng và là loại dược dụng.
Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng khắp nơi. Trên đây là một số thông tin về cây riềng, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây riềng được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam.
Thành phần dinh dưỡng và công dụng của củ riềng
Các chất dinh dưỡng trong củ riềng
Trong một 100g riềng có chứa:
- 71 calo
- 15g carbohydrate
- 1g protein
- 1g chất béo
- 2g chất xơ
- 5.4g vitamin C (9% DV)
Lợi ích của củ riềng
1. Ngăn ngừa ung thư
Một nghiên cứu khoa học quy mô lớn cho biết lợi ích nổi bật của củ riềng là ngăn ngừa ung thư và các khối u. Sau đây là một số loại ung thư mà củ riềng có thể ngăn chặn được.
- Ung thư dạ dày
Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vào năm 2014 ở Iran cho biết chiết xuất từ củ riềng rất hiệu quả trong việc phá hủy các tế bào ung thư dạ dày sau 48 giờ.
- Ung thư bạch cầu
Các tế bào bạch cầu tủy bào cấp tính - một loại bệnh bạch cầu đang phát triển rất nhanh và bắt đầu từ tủy xương. Tuy nhiên các chiết xuất từ củ riềng có thể điều trị căn bệnh ung thư này mà không gây tổn hại tới các tế bào lân cận như việc điều trị bằng hóa trị.
Các nhà nghiên cứu tại Jamaica, một quốc gia ở vùng Caribe đã tiến hành nghiên cứu về khả năng tiềm tàng về việc điều trị ung thư bạch cầu từ củ riềng. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ mới bắt đầu và cần phải có nhiều nghiên cứu khác để kiểm tra tác động của chiết xuất từ củ riềng trên các tế bào khỏe mạnh trước khi thử nghiệm trên sinh vật sống.
- Ung thư da
Các nhà nghiên cứu tại Đại học quốc gia Chiayi ở Đài Loan đã nghiên cứu tác động của ba hợp chất từ củ riềng trên các tế bào ung thư da ở người. Kết quả, cả 3 hợp chất này đều có khả năng làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư.
- Ung thư tuyến tụy
Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2017, sau khi thử nghiệm nhiều hợp chất từ riềng và ảnh hưởng của chúng đến các tế bào ung thư tuyến tụy trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy các hợp chất này đã làm ngừng sự phát triển của các tế bào mới và ngăn chặn các hoạt động của gen liên quan đến sự phát triển của ung thư.
- Ung thư ruột kết
Năm 2013, lần đầu tiên riềng được nghiên cứu để chống lại các tế bào ung thư ruột kết. Các nhà khoa học đã phát hiện ra chiết xuất từ riềng có thể loại bỏ những tế bào không cần thiết (chết rụng tế bào) ở 2 loại tế bào ung thư ruột kết.
- Ung thư vú
Năm 2014, một trường Đại học Iran phát hiện ra rằng chiết xuất từ củ riềng đã giúp loại bỏ tế bào gây ung thư vú ở người là MCF-7 mà không gây hại tới các tế bào vú khỏe mạnh - MRC-5.
Nghiên cứu của trường đại học y khoa Trung Quốc cho biết cơ chế hoạt động của nó cũng giống cách điều trị các loại ung thư khác, đều loại bỏ các tế bào ung thư vú.
- Ung thư gan
Ung thư gan rất nguy hiểm bởi các khối u có thể di căn tới các cơ quan khác. Một nghiên cứu vào năm 2015 ở Đài Loan về tác động của củ riềng lên tế bào HepG2 (một loại ung thư gan) cho thấy các hợp chất tự nhiên trong củ riềng làm giảm các trường hợp di căn bằng cách khiến các tế bào nhiễm bệnh ngừng gắn kết vào các tế bào khỏe mạnh.
Theo một nghiên cứu khác liên quan tới ung thư gan, việc kết hợp giữa sử dụng củ riềng với nhiều phương pháp chữa bệnh phổ biến sẽ tạo ra hiệu tượng chết rụng tế bào, hiệu quả hơn so với các phương pháp trị liệu riêng biệt.
- Ung thư ống mật
Loại ung thư này không phổ biến ở Mỹ nhưng lại phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới,đặc biệt là Thái Lan. Đây là loại ung thư "hiếu chiến", dễ lan truyền sang các ống dẫn mật nối gan với ruột non.
Một nghiên cứu vào năm 2017 ở Thái Lan đã sử dụng chiết xuất kaempferol (một flavonol tự nhiên) từ củ riềng thử nghiệm trên chuột. Kết quả cho thấy những con chuột được thử nghiệm sống lâu hơn, tỷ lệ mắc bệnh di căn ít hơn và không gây ra bất kỳ phản ứng phụ nào.
Một số thành phần trong củ riềng có thể hữu ích trong việc thúc đẩy khả năng sinh sản ở nam giới. Trong thử nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu ở Iran đã phát hiện ra rằng một số thành phần trong củ riềng làm tăng số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng.
Một nghiên cứu ở Đan Mạch cho biết sự kết hợp giữa các chiết xuất từ củ riềng với quả lựu cũng giúp cải thiện số lượng cũng như chất lượng tinh trùng ở nam giới. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng số lượng tinh trùng tăng gấp 3 lần so với khi dùng giả dược.
3. Hoạt động như một chất chống viêm
Viêm nhiễm là nguyên nhân của hầu hết các loại bệnh. Điều này có nghĩa là viêm mãn tính có liên quan tới sự phát triển của nhiều loại bệnh, bao gồm cả ung thư, , bệnh Alzheimer và một số bệnh khác. Trong khi đó, củ riềng có tác dụng chống viêm.
Dưỡng chất thực vật được tìm thấy trong củ riềng giúp ngăn chặn hoạt động của TNF-alpha (các cytokine thuộc họ yếu tố hoại tử khối u), do đó có thể làm giảm viêm. Loại thảo mộc này cũng giúp giảm viêm khớp.
Trong một nghiên cứu vào năm 2001, những bệnh nhân sử dụng một hợp chất gồm chiết xuất từ riềng và gừng đã giảm đau khớp gối cũng như nhu cầu sử dụng thuốc và các triệu chứng chung.
Hơn nữa các dưỡng chất thực vật trong củ riềng là kaempferol cũng có thể điều trị bệnh viêm vú (một chứng viêm ở núm vú có liên quan tới việc con bú sữa mẹ). Khi thử nghiệm trên chuột với kaempferol, chứng viêm nhiễm (có liên quan tới sự ức chế TNF-alpha) đã giảm đi đáng kể đến mức đây có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng viêm nhiễm trong tương lai.
Tuy nhiên, hoạt động kháng viêm của củ riềng có tác động tích cực tới tổn thương phổi cấp (ALI) - căn bệnh có thể dẫn tới hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) và có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả trong tương lai.
4. Kháng khuẩn và kháng nấm
Chiết xuất từ riềng có tác dụng kháng khuẩn đối với một số loại vi khuẩn lây nhiễm từ thực phẩm như staphylococcus, E. coli, listeria, salmonella và clostridium. Nó thậm chí còn có thể chống lại vi khuẩn E.coli kháng amoxicillin. Ngoài ra, nấu các loại động vật có vỏ như sò, hến... với riềng cũng có thể ức chế tác động của vi khuẩn vibrio.
Hơn nữa, củ riềng cũng có thể ngăn ngừa các vết thường do vi khuẩn H. pylori gây ra - một loại vi khuẩn đe dọa 66% dân số thế giới.
5. Giàu chất chống oxy hóa
Củ riềng cũng là loại thảo mộc rất giàu chất chống oxy hóa không thua kém các loại trái cây. Các chất oxy hóa trong củ riềng rất hiệu quả trong việc bảo quản thịt.
6. Cải thiện sức khỏe tinh thần
Một hợp chất từ loại thảo mộc này là ACA có khả năng bảo vệ não bộ, làm giảm suy giảm nhận thức có liên quan tới nhận thức. Ngoài ra, bằng cách điều hòa TNF-alpha, riềng còn có thể ngăn ngừa chứng trầm cảm. Viêm mãn tính và phản ứng quá mức của TNF-alpha là một khía cạnh được nghiên cứu trong cuộc thảo luận xung quanh tới chứng trầm cảm.
7. Giảm đau dạ dày và các vấn đề về tiêu hóa
Theo nền y học cổ truyền Ấn Độ và nền văn hóa châu Á khác, củ riềng có thể được dùng để làm dịu cơn đau dạ dày, điều trị bệnh tiêu chảy, giảm nôn mửa và ngăn ngừa chứng nấc cụt.
Cách sử dụng củ riềng
Bạn có thể sử dụng củ riềng tươi. Ngoài ra, bạn có thể giữ trong tủ lạnh vài tuần cũng như đông lạnh hoặc sấy khô để kéo dài thời gian bảo quản.
Trong nấu ăn bạn có thể dùng củ riềng tươi hoặc khô. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng riềng để sắc thuốc hoặc ngâm rượu. Xay thành bột để thêm vào các món ăn cũng là một cách để sử dụng riềng.
Lưu ý khi sử dụng củ riềng
Giống như hầu hết các loại thảo mộc, bạn cũng không nên sử dụng riềng khi mang thai nếu không có sử chỉ định của bác sĩ.
Riềng là một loại thực phẩm có thể gây dị ứng, vì vậy bạn có thể gặp một số phản ứng dị ứng sau khi dùng. Ngoài ra, loại thảo mộc này có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày.
Tổng hợp