Năm 2017, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp món cá ướp muối vào danh sách thực phẩm gây ung thư cấp độ 1. Được biết, đây là loại cá tươi ướp với rất nhiều muối rồi để khô, do thơm ngon, đậm đà, tiện lợi và giá rẻ nên được rất nhiều người yêu thích.
Trong quá trình ướp cá muối, người ra sử dụng nồng độ muối ăn cao nhằm khử mục đích khử nước của cá. Cá muối, cá mắm trải qua quá trình này dễ chứa cực nhiều nitrit – chất sẽ chuyển hóa thành nitrosamine (nitrosodimethylamine) sau khi vào cơ thể.
Dưới môi trường axit của dạ dày, nitrisamine rất dễ gây ung thư. Ngoài ra, chất này có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến gan, không có lợi cho sức khỏe của gan.
Bên cạnh nguy cơ mắc ung thư do nitrit gây ra, cá ướp muối còn có thể sinh ra vi khuẩn trong quá trình phơi nắng, để khô, thậm chí là sản sinh ra aflatoxin – một loại chất gây ung thư cực mạnh.
Theo báo cáo của WHO, việc sử dụng thường xuyên cá ướp muối sẽ làm tăng nguy cơ ung thư mũi, ung thư vòm họng. Với hàm lượng muối cao, ăn nhiều cá ướp muối mặn còn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và mạch máu não như huyết áp cao và bệnh tim...
Không ít các nghiên cứu khoa học chỉ ra, trẻ em thường ăn cá muối trước 10 tuổi có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng ở tuổi trưởng thành cao hơn so với người bình thường. Thậm chí, một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng ăn 1kg cá muối mặn tương đương với việc hút 250 điếu thuốc.
Với những mối nguy hại tiềm ẩn của cá ướp muối đối với sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo nên bỏ thói quen ăn món này ngay từ nhỏ để làm giảm rủi ro mắc ung thư về sau, đặc biệt là ung thư vòm họng, ung thư dạ dày.
Nếu quá thích thì bạn vẫn có thể ăn nhưng nhất định phải hạn chế, không nên sử dụng thường xuyên vì dù sao cá muối ướp muối cũng chứa nhiều natri, tốt nhất nên lựa chọn các loại cá tươi. Bạn lưu ý một số điều sau khi ăn cá ướp muối để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình:
- Chỉ nên ăn ít, 2-3 lần/tháng, mỗi lần chỉ ăn số lượng nhỏ.
- Cố gắng không chiên cá ướp muối do trong quá trình chiên, cá muối sẽ giải phóng các amin. Các amin thứ cấp sẽ kết hợp với nitrit để tạo thành các hợp chất nitroso hoặc nitrosamine dễ dàng.
- Trước khi chế biến, nên ngâm cá muối trong nước rồi hấp chín, nhờ đó giảm đáng kể lượng nitrit và muối trong cá.
- Chú ý tới lượng thức ăn để cân bằng lượng muối khi đưa vào cơ thể.
- Ăn nhiều trái cây và rau quả giàu vitamin C sau khi ăn cá muối. Theo các nghiên cứu, vitamin C có thể ức chế sự hình thành nitrosamine.
Đinh Kim(T/h)