+Aa-
    Zalo

    Lộ diện những doanh nghiệp lỗ đậm nhất quý II/2023

    (ĐS&PL) - Vietnam Airlines, HAGL Agrico, Đạm Hà Bắc, Viettel Global… đều là những cái tên quen thuộc được gọi tên khi báo lỗ nặng nhất trong nửa đầu năm 2023.

     

    Kết thúc mùa báo cáo tài chính quý II/2023, bên cạnh những doanh nghiệp niêm yết ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực thì cũng có doanh nghiệp báo lợi nhuận thua lỗ. Đáng quan tâm nhất là đang có khoảng 15% số doanh nghiệp công bố mức lỗ từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng, cá biệt là khoản lỗ nghìn tỷ của ông lớn hàng không Việt Nam (HVN).

    Quý 2/2023, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (HVN) ghi nhận doanh thu thuần 20.565 tỷ đồng, cao hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ sản lượng vận chuyển tăng 23,6% nhờ thị trường khu vực châu Âu, Úc và Mỹ phục hồi tốt. Tuy nhiên gánh nặng chi phí khiến hãng hàng không quốc gia vẫn chịu lỗ ròng gần 1,4 ngàn tỷ đồng, đánh dấu quý lỗ thứ 14 liên tiếp.

    Vietnam Airlines lý giải do tính mùa vụ cũng như các yếu tố rủi ro tài chính (tỉ giá, lãi suất) và chi phí đầu vào như giá nhiên liệu gia tăng... nên tổng công ty vẫn chưa có lãi. Ngoài ra, quý II là quý thấp điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên kết quả không khả quan bằng quý I.

    Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh vận tải vẫn chưa cân bằng được thu chi do thị trường quốc tế chưa phục hồi hoàn toàn, đặc biệt là các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Nhật Bản… Luỹ kế 6 tháng, Vietnam Airlines ghi nhận 44.059 tỷ doanh thu thuần, tăng 47% so với cùng kỳ, nhưng lỗ ròng 1.465 tỷ (thấp hơn so với con số lỗ 5.168 tỷ của cùng kỳ).

    Xếp thứ 2 là Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - UPCoM: VGI) với mức lỗ ròng 1.073 tỷ đồng sau 6 tháng.

    Các vị trí tiếp theo thuộc về các doanh nghiệp ngành thép. Xu hướng giảm của giá thép đã khiến bức tranh lợi nhuận ngành thép trong quý 2 trở nên ảm đạm hơn. Nhiều doanh nghiệp trong ngành này báo lỗ nặng như VNSteel, Thép SMC, Pomina,…

    Theo báo cáo tài chính của Đầu tư thương mại SMC (SMC) khi công ty này báo lỗ gần 400 tỷ đồng trong quý 2 và xuất hiện khoản trích lập dự phòng khoản phải thu 180 tỷ đồng, phần lớn từ Novaland - Đây là khoản lỗ lớn thứ hai trong lịch sử của SMC chỉ sau khoản lỗ của quý 4/2022 (515 tỷ đồng). Lũy kế 6 tháng đầu năm, SMC ghi nhận doanh thu thuần 7.2 ngàn tỷ đồng, giảm 46% so với cùng kỳ, đồng thời lỗ ròng 371 tỷ đồng. Kết quả này khiến cho mục tiêu có lãi 150 tỷ đồng trong năm 2023 của SMC trở lên thật sự khó khăn.

    Tiếp theo là khoản lỗ của Thép Pomina (POM), kinh doanh dưới giá vốn khiến Pomina lỗ đậm 350 tỷ đồng quý 2. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023 doanh thu Pomina giảm đến 70% so với cùng kỳ. Chi phí tăng cao, khiến Pomina lỗ 537 tỷ đồng, trong khi nửa đầu năm 2022 vẫn lãi sau thuế hơn 8 tỷ đồng.

    Đạm Hà Bắc (UPCoM: DHB) cũng được xếp vào danh sách lỗ nặng nhất sàn chứng khoán, với khoản lỗ sau thuế hơn 479 tỷ đồng sau nửa năm 2023, trong khi cùng kỳ lãi 1.346 tỷ đồng. Trước đó, Đạm Hà Bắc đã báo lỗ liên tục trong giai đoạn 2014 - 2020. Tính đến cuối tháng 6/2023, tổng lỗ lũy kế của doanh nghiệp là 3.454 tỷ đồng.

    Cuối cùng là Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agico – HNG). 6 tháng đầu năm 2023, HAGL Agico lỗ ròng 241 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 670 tỷ đồng. Lỗ luỹ kế tính tới cuối tháng 6 là 7.244 tỷ đồng. Công ty của ông Trần Bá Dương thường xuyên góp mặt trong danh sách các công ty lỗ lớn khi đang trong quá trình đầu tư lại toàn bộ cơ sở vật chất hạ tầng.

     

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lo-dien-nhung-doanh-nghiep-lo-dam-nhat-quy-ii-2023-a587000.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan