+Aa-
    Zalo

    Liệu Rạng Đông Holding có thể chấm dứt tình trạng chứng khoán vào diện cảnh báo suốt hơn 2 năm qua?

    (ĐS&PL) - Liên tục chứng khoán RDP vào diện cảnh báo, vừa qua Rạng Đông Holding đã thông tin về những biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng trên.

     

    Trước đó khoảng T5/2021, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) đã ban hành quyết định về việc đưa cổ phiếu RDP của Công ty Cổ phần Rạng Đông Holding vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2020 trên báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2020 của Công ty là âm 106,7 tỷ đồng. 

    Tiếp tục đến T8/2021, HOSE nhận được BCTC bán niên năm 2021 đã được soát xét của RDP, theo đó lợi nhuận sau thuế cổ đông Công ty mẹ trong 6 tháng đầu năm 2021 là 23,95 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/6/2021 là âm 82,8 tỷ đồng. Như vậy, công ty chưa khắc phục được nguyên nhân lại dẫn đến việc cổ phiếu tiếp tục bị đưa vào diện cảnh báo.

    Chưa dừng lại, đầu tháng 9 vừa qua, một lần nữa HOSE thông báo giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu này do lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 11,02 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là âm 60,97 tỷ đồng theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2023.

    Suốt hơn 2 năm bị đưa vào diện cảnh báo vì lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là số âm, vừa qua Công ty Cổ phần Rạng Đông Holding (RDP) đã có thông tin về những biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng trên.  

    Cụ thể, công ty sẽ có các giải pháp khai thác và mở rộng thị trường để tăng doanh thu đặc biệt là mảng bao bì, xuất khẩu; nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm; tìm nhà đầu tư chiến lược để cùng đồng hành. Công ty tiếp tục vận hành hiệu quả nhà máy Rạng Đông Healthcare chuyên sản xuất vật tư tiêu hao ngành y tế, với công suất giai đoạn 1 là 600 tỷ đồng/năm.

    Đáng chú ý, biện pháp, lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo này giống hệt hồi đầu tháng 4 công ty đưa ra.

    Dù vẫn còn trong diện cảnh báo, mới đây HĐQT CTCP Rạng Đông Holding   thông qua phương án tăng vốn điều lệ khi dự kiến phát hành 30 triệu RDP với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu và giá phát hành cũng là 10.000 đồng/cổ phiếu. Dự kiến phát hành cổ phiếu riêng lẻ đợt này cho 5 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Khối lượng vốn dự kiến huy động từ đợt phát hành này lên tới 300 tỷ đồng. Điều này sẽ giúp Rạng Đông Holding tăng vốn điều lệ từ 490.698.030.000 đồng lên 790.698.030.000

    Các cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm kể từ khi hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc thực hiện theo bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật. Thời gian phát hành dự kiến là quý IV/2023 hoặc quý II/2024 sau khi có thông báo chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 

    Cũng theo Rạng Đông Holding, số tiền 300 tỷ đồng sau đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ này sẽ được trả nợ vay Ngân hàng BIDV (140 tỷ đồng); Ngân hàng Đại chúng TNHH Kasikornbank (160 tỷ) trong quý IV/2024. Với những biện pháp khắc phục này, dự kiến công ty sẽ khắc phục tình trạng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bị âm.

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lieu-rang-dong-holding-co-the-cham-dut-tinh-trang-chung-khoan-vao-dien-canh-bao-suot-hon-2-nam-qua-a591749.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Lợi nhuận BIC ra sao sau soát xét bán niên 2023?

    Lợi nhuận BIC ra sao sau soát xét bán niên 2023?

    Sau mùa báo cáo tài chính (BCTC) soát xét bán niên 2023, trong khi một số doanh nghiệp báo lãi tăng thêm thì cũng không ít doanh nghiệp cho thấy lợi nhuận sau thuế sụt giảm mạnh, thậm chí chuyển từ lãi thành lỗ.