+Aa-
    Zalo

    Liên tục bắt nhiều vụ nhập ngà voi từ châu Phi về cảng Cát Lái

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Qua kiểm tra, các trinh sát đã phát hiện 10 khúc gỗ rỗng ruột, dán keo tinh vi, bên trong chứa ngà voi được chèn xung quanh mùn cưa.

    (ĐSPL) - Qua kiểm tra, các trinh sát đã phát hiện 10 khúc gỗ rỗng ruột, dán keo tinh vi, bên trong chứa ngà voi được chèn xung quanh mùn cưa.

    Tin tức trên báo Tri thức trực tuyến cho biết, chiều 1/11, lực lượng chức năng kiểm tra 2 container của công ty có trụ sở đặt tại tỉnh Bình Phước, khai báo là gỗ khúc từ châu Phi, nhập vào cảng Cát Lái (TP HCM) có biểu hiện nghi vấn.

    Qua kiểm tra, các trinh sát đã phát hiện 10 khúc gỗ rỗng ruột, dán keo tinh vi, bên trong chứa ngà voi được chèn xung quanh mùn cưa.

    Trước đó, ngày 6/10, cũng tại cảng Cát Lái (TP HCM), khi giám sát hàng hóa ra vào cảng, nhà chức trách phát hiện dấu hiệu bất thường khi Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Diệu Tiên làm tờ khai hải quan nhập khẩu 2 container chứa 45m3 gỗ xoan đào xẻ hộp, có nguồn gốc từ Mozambique (Châu Phi).

    Lực lượng chức năng kiểm tra số ngà voi được cất giấu trong nhiều hộp gỗ. Ảnh: Vietnamnet.

    Vietnamnet đưa tin, việc kiểm tra số hàng nói trên được các đơn vị tiến hành từ trưa đến tối 6/10.

    Cơ quan chức năng đã phát hiện 569 khúc, đoạn là ngà voi Châu Phi được cất giấu tinh vi trong 12 khúc gỗ bị đục rỗng và hàn kín hai đầu bằng các loại đinh vít.

    Tổng trọng lượng tang vật bị phát hiện là 2.052kg, giá trị thị trường có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng.

    Ngày 7/10, Ban chỉ đạo 389 Chính phủ (tức Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống buôn lậu,gian lận thương mại và hàng giả), Tổng cục Hải quan và Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an đã thưởng nóng cho các đơn vị phát hiện, bắt giữ số ngà voi này.

    Tiếp đó, vào chiều 26/10, tại cảng Cát Lái (TP HCM), nhận thấy 2 container gỗ trung chuyển qua đây có biểu hiện nghi vấn, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, Đội kiểm soát Cục Hải quan TP HCM đã phối hợp cùng Cục Cảnh sát phòng chống buôn lậu (C74, Bộ Công an) kiểm tra. 

    Báo VnExpress cho biết, lực lượng chức năng đã kiểm tra và phát hiện những khúc gỗ khá dày, dài hơn 2m. Đáng nói, ruột của những khúc gỗ này chứa hàng trăm ngà voi châu Phi được chèn vào trong, dán chặt bằng keo. Lô hàng có giá trị ước tính hơn 40 tỷ đồng.

    Đây là lần thứ 3 trong gần 1 tháng qua, lực lượng chức năng phát hiện và bắt giữ các vụ nhập lậu ngà voi từ châu Phi về cảng Cát Lái (TP HCM).

    Nghị định 185 ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định hàng hóa nhập lậu bao gồm:

    - Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường.

    - Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn.

    2. Kinh doanh hàng nhập lậu bị xử phạt như thế nào?

    Điều 16 Nghị định 175/2004/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với trường hợp kinh doanh hàng nhập lậu như sau:

    - Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000đ đến 500.000đ đối với hành vi kinh doanh hàng nhập lậu có trị giá đến 5.000.000đ.

    - Phạt tiền từ 500.000đ đến 1.000.000đ đối với hành vi kinh doanh hàng nhập lậu có trị giá từ trên 5.000.000đ đến 10.000.000đ.

    - Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ đối với hành vi kinh doanh hàng nhập lậu có trị giá từ trên 10.000.000đ đến 20.000.000đ.

    - Phạt tiền từ 2.000.000đ đến 3.000.000đ đối với hành vi kinh doanh hàng nhập lậu có trị giá từ trên 20.000.000đ đến 30.000.000đ.

    - Phạt tiền từ 3.000.000đ đến 5.000.000đ đối với hành vi kinh doanh hàng nhập lậu có trị giá từ trên 30.000.000đ đến 50.000.000đ.

    - Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 7.000.000đ đối với hành vi kinh doanh hàng nhập lậu có trị giá từ trên 50.000.000đ đến 70.000.000đ.

    - Phạt tiền từ 7.000.000đ đến 10.000.000đ đối với hành vi kinh doanh hàng nhập lậu có trị giá từ trên 70.000.000đ đến 100.000.000đ.

    - Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ đối với hành vi kinh doanh hàng nhập lậu có trị giá từ trên 100.000.000đ.

    - Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này đối với hành vi kinh doanh hàng nhập lậu thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu.

    - Một số hình thức phạt bổ sung:

    + Tịch thu hàng nhập lậu đối với vi phạm quy định tại Điều này.

    + Tịch thu phương tiện vận tải đối với vi phạm quy định tại khoản 10 Điều này.

    + Buộc tiêu hủy hàng hoá, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng, môi sinh, môi trường, văn hoá phẩm độc hại, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách trẻ em đối với vi phạm quy định tại Điều này.

    BẢO KHÁNH(Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]ElmwvL9I0V[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lien-tuc-bat-nhieu-vu-nhap-nga-voi-tu-chau-phi-ve-cang-cat-lai-a168799.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.