+Aa-
    Zalo

    Liên Hợp Quốc: Nhà là nơi nguy hiểm nhất cho phụ nữ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo Liên Hợp Quốc (LHQ), năm 2017, một nửa số phụ nữ bị sát hại trên toàn thế giới bởi chồng hoặc người thân trong chính gia đình họ.

    Theo Liên Hợp Quốc (LHQ), năm 2017, một nửa số phụ nữ bị sát hại trên toàn thế giới bởi chồng hoặc người thân trong chính gia đình họ.

    Ngày 25/11, nhân ngày Quốc tế về Xoá bỏ Bạo lực đối với Phụ nữ, Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) đã công bố số liệu thống kê đáng kinh ngạc, được tính toán dựa trên 87.000 vụ sát hại phụ nữ trên toàn thế giới vào năm 2017.

    Theo UNODC, hơn 50% số phụ nữ bị sát hại trên toàn thế giới là do bạo lực gia đình - Ảnh: NST.

    Theo đó thì có khoảng 50.000 phụ nữ - chiếm 58% tổng số nạn nhân - bị bạn đời hoặc thành viên gia đình sát hại. Chỉ tính riêng số phụ nữ bị chồng/bạn trai sát hại đã lên tới khoảng 30.000 người (34%).

    "Tính ra cứ mỗi giờ lại có 6 phụ nữ bị giết hại bởi những người mà họ quen biết", cơ quan có trụ sở tại Vienna này cho biết.

    Phần lớn (khoảng 80%) số nạn nhân bị giết hại trên toàn thế giới là nam, nhưng "phụ nữ đang phải trả giá đắt nhất do bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử và những định kiến ​​tiêu cực", giám đốc UNODC, ông Yury Fedotov cho biết.

    "Họ có nhiều khả năng bị sát hại bởi chính người đàn ông của mình và người thân... khiến cho ngôi nhà trở thành nơi nguy hiểm nhất cho phụ nữ", ông nói.

    "Thực tế cho thấy sở dĩ phụ nữ tiếp tục phải chịu bạo lực gia đình nhiều hơn nam giới là do sự mất cân bằng trong quan hệ quyền lực giữa phụ nữ và nam giới trong phạm vi gia đình."

    UNODC đã tính toán ra tỷ lệ rằng, trên thế giới, trung bình cứ 100.000 phụ nữ thì có 1,3 người trở thành nạn nhân bị sát hại.

    Khu vực châu Phi và châu Mỹ là những nơi mà phụ nữ có nguy cơ bị sát hại bởi bạo lực gia đình.

    Châu Phi và Châu Mỹ là nơi có tỷ lệ phụ nữ bị sát hại do bạo lực gia đình nhiều nhất - Ảnh: EPA.

    Ở châu Phi, tỷ lệ này là khoảng 3,1 nạn nhân trên 100.000 phụ nữ, trong khi tỷ lệ này ở châu Mỹ là 1,6, ở Châu Đại Dương 1,3, Châu Á là 0,9 và thấp nhất là Châu Âu với 0,7.

    Theo UNODC, "không có sự tiến bộ rõ rệt" trong cuộc chiến chống lại tệ nạn này trong những năm gần đây "mặc cho pháp luật và các chương trình phát triển được áp dụng để loại trừ bạo lực đối với phụ nữ".

    Kết luận bản báo cáo của UNODC "nhấn mạnh sự cần thiết phải phòng chống tội phạm hiệu quả và áp dụng các biện pháp hình sự nếu dùng bạo lực đối với phụ nữ", cần thiết tăng cường an toàn và tuyên truyền quyền lợi cho những phụ nữ có khả năng trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình.

    Để làm được điều này, UNODC kêu gọi cần có sự phối hợp tốt hơn giữa cảnh sát và hệ thống tư pháp, cũng như các dịch vụ y tế và xã hội.

    Điều quan trọng nhất là cần phải có phương pháp lôi kéo sự tham gia tích cực của nam giới, thông qua quá trình giáo dục từ khi còn nhỏ về việc tôn trọng phụ nữ.

    Minh Minh(Theo Asia One)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lien-hop-quoc-nha-la-noi-nguy-hiem-nhat-cho-phu-nu-a252648.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Xử trí với bạo lực gia đình

    Xử trí với bạo lực gia đình

    Có những người vì cớ này hay cớ khác lại đánh đập, hành hạ chính người bạn đời của mình. Vậy làm thế nào để không tự biến mình thành nạn nhân của bạo hành gia đình?