+Aa-
    Zalo

    Liên Hợp Quốc cảnh báo: Thủ đoạn ném dân tị nạn xuống biển

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ít nhất 6 người tị nạn đã thiệt mạng và 13 người khác mất tích sau khi những kẻ buôn người cố tình “ném” 180 người xuống biển Yemen.

    Ít nhất 6 người tị nạn đã thiệt mạng và 13 người khác mất tích sau khi những kẻ buôn người cố tình “ném” 180 người xuống biển Yemen.

    Hôm qua (10/8), Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) của Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết, nhiều người tị nạn đã bị những kẻ buôn người "cố tình dìm" lần thứ 2 trong vòng 24 giờ ngoài khơi bờ biển Yemen.

    IOM cũng xác nhận nhân viên của họ đã tìm thấy 6 thi thể trên bãi biển - 2 nam và 4 nữ - và 13 người khác vẫn đang mất tích.

    Báo cáo cho biết 84 người tị nạn đã rời khỏi bãi biển trước khi nhân viên IOM đến nơi. Những người còn sống khác đã được cung cấp dịch vụ y tế khẩn cấp cũng như thực phẩm và nước.

    Theo nguồn tin ban đầu, hầu hết đoàn người tị nạn này là dân Ethiopia. "Đây thực sự là thảm kịch vô cùng đau lòng",  Laurent de Boeck, người đứng đầu IMO ở Yemen, nói với Al Jazzera.

    "Họ đi cùng thuyền với những kẻ buôn người. Chúng thả họ xuống biển trước khi tới bờ. Một số người đang mất tích. Một số người khác thì đã được bạn bè của họ chôn ở bãi biển", ông De Boeck nói, cho biết thêm rằng có thể kẻ buôn làm vậy vì chúng phát hiện có thuyền của nhà chức trách đang tới gần.

    Vụ việc được báo cáo bởi một số người sống sót, những người mà được mô tả là "vô cùng mệt mỏi và bị sốc". Ông De Boeck cho biết đây là lần đầu tiên IMO phát hiện có người tị nạn vượt biển bị ép ra xuống nước trước khi thuyền cập bờ.

    180 người tị nạn bị ném xuống biển Yemen, 6 người chết, 13 người vẫn đang mất tích. Ảnh: Al Jazeera

    Cuộc nội chiến tại Yemen và sự sụp đổ của chính phủ đã cho phép các mạng lưới tội phạm hành động tự do, gây nguy hiểm cho nhiều người tị nạn và di cư.

    Cuộc chiến giữa chính phủ Ả rập hậu thuẫn với phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn đã làm thiệt mạng hơn 10.000 người và làm bị thương thêm 44.500 người kể từ năm 2015.

    Đây là lần thứ hai những người tị nạn và nhập cư trên thuyền bị đẩy xuống biển trong vòng 24 giờ. Trước đó, hôm 9/8, kẻ buôn người đã buộc hơn 120 người xuống biển trước khi thuyền của họ tới bờ biển Yemen. Thông cáo của IMO cho biết độ tuổi trung bình của những hành khách này chỉ mới 16.

    Nhân viên IOM đã tìm thấy những ngôi mộ nông của 29 người trên một bãi biển ở Shabwa trong một tuần tra liên tục. Ít nhất 22 người tị nạn vẫn đang mất tích.

    Những kẻ buôn lậu từ Djibouti, Ethiopia và Somalia làm ăn với đối tác của chúng ở Yemen để vận chuyển người qua Sừng châu Phi. Những vùng nước hẹp giữa Sừng châu Phi và Yemen là tuyến đường di cư phổ biến bất chấp cuộc xung đột ở Yemen đang diễn ra.

    Từ đầu năm 2017 đến nay, IMO ước tính khoảng 55.000 người di cư đi từ Sừng châu Phi tới Yemen để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn tại các nước Vùng Vịnh giàu có về dầu mỏ, phần lớn trong số họ là phụ nữ.

    Nhưng khi tới Yemen, họ sẽ phải đối mặt với cuộc nội chiến khốc liệt và buộc phải quay sang Sudan, Ai Cập, Libya để vượt Địa Trung Hải tới châu Âu.

    Theo Ban thư ký Di cư khu vực, hơn 111.500 người tị nạn và người di cư đã đổ bộ lên bờ biển Yemen năm 2016.

    Stephane Dujarric, người phát ngôn của Tổng thư ký LHQ, nói với các phóng viên hôm 10/8 rằng cộng đồng quốc tế phải ưu tiên ngăn ngừa và giải quyết các tình huống "vừa tạo ra phong trào quần chúng, vừa phơi bày những nguy cơ đáng kể".

    Phóng viên Rosiland Jordan của Al Jazeera, báo cáo từ LHQ ở New York, cho biết nhiều người tị nạn đã bị còng tay bởi những kẻ buôn lậu để họ không thể chạy thoát.

    (Theo Al Jazeera) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lien-hop-quoc-canh-bao-thu-doan-nem-dan-ti-nan-xuong-bien-a198777.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan