+Aa-
    Zalo

    Liên Hợp Quốc cảnh báo hơn 50 quốc gia đứng trước nguy cơ vỡ nợ

    (ĐS&PL) - Trong bối cảnh 52 quốc gia đang cận kề vỡ nợ, cuộc đàm phán của G20 về tái cơ cấu nợ vẫn không đạt được tiến triển.

    Theo hãng tin AP, ngày 17/7, các đại diện của G20 đã gặp mặt tại Ấn Độ để thảo luận về việc hỗ trợ tái cấu trúc các khoản nợ của những quốc gia đang phát triển. Song, cuộc thảo luận dường như vẫn không đạt được bất kỳ bước đột phá quan trọng nào.

    “Tôi nghĩ điểm mấu chốt là kể từ tháng 7/2023, vấn đề tái cơ cấu nợ thực sự không tiến triển chút nào trên quy mô cần thiết”, người đứng đầu Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Achim Steiner nhận định, đồng thời nhận định tình hình hiện tại khá nghiêm trọng.

    lien hop quoc canh bao hon 50 quoc gia dung truoc nguy co vo no
    Liên Hợp Quốc cảnh báo hơn 50 quốc gia đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Ảnh: The Star

    Tuần trước, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cảnh báo 52 quốc gia không thể giảm bớt gánh nặng nợ nần và đang tiến gần đến nguy cơ vỡ nợ. Ông Guterres cho biết rằng khoảng 3,3 tỷ người đang sống tại những quốc gia mà số tiền chi trả cho lãi vay còn nhiều hơn ngân sách đầu tư cho y tế hay giáo dục.

    “Đây không chỉ là một rủi ro mà là một thất bại mang tính hệ thống”, lãnh đạo Liên Hợp Quốc cho biết hôm 12/7.

    Báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) chỉ ra, ít nhất 19 quốc gia đang phát triển đã chi nhiều hơn cho lãi suất so với giáo dục. Tại 45 quốc gia khác, số tiền này nhiều hơn ngân sách cho chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, khoảng 40% thế giới đang gặp rắc rối nghiêm trọng với vấn đề nợ nần.

    Theo UNCTAD, đặc biệt đáng báo động là “sự bất bình đẳng cố hữu trong hệ thống tài chính quốc tế, tạo gánh nặng cho các nước đang phát triển một cách không tương xứng”. Tổ chức này đồng thời lưu ý rằng các nước châu Phi đang trả lãi suất cao gấp 4 lần so với Mỹ và gấp 8 lần so với các quốc gia giàu nhất châu Âu. Việc tái cấu trúc khoản nợ này đang gặp khó khăn vì 62% trong số đó hiện do các chủ nợ tư nhân nắm giữ.

    Tổng thư ký Guterres cảnh báo rằng nợ công toàn cầu đã đạt mức cao nhất mọi thời đại là 92 nghìn tỷ USD vào năm 2022 - tăng gấp 5 lần kể từ năm 2000. UNDP nhận định sự gia tăng này là do đại dịch Covid-19, lạm phát và lãi suất gia tăng. Cơ quan của Liên Hợp Quốc cũng ước tính rằng hơn 20% dân số thế giới - khoảng 1,65 tỷ người - hiện đang phải vật lộn để có thức ăn và sống với mức chi tiêu dưới 3,65 USD một ngày.

    Phương Uyên(Theo Reuters và RT)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lien-hop-quoc-canh-bao-hon-50-quoc-gia-dung-truoc-nguy-co-vo-no-a583375.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan