(ĐSPL) - Lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam năm 1996 với nhà máy sản xuất màn hình LCD ở Thủ Đức, Samsung đã liên tục lớn mạnh và phát triển.
Hiện nay Samsung có kế hoạch đầu tư đến 11,3 tỷ USD, trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước. Các dự án của Samsung hiện nay tập trung chủ yếu ở khu công nghiệp Yên Phong – Bắc Ninh và dự án 4 tỷ USD tại thành phố Thái Nguyên. Tại Hàn Quốc, Samsung cũng là một trong những tập đoàn hàng đầu với kim ngạch xuất khẩu chiếm 1/5 cả nước.
Samsung là một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở ở Hàn Quốc gồm nhiều công ty con tập trung vào các ngành như điện tử, công nghiệp nặng, xây dựng, và công nghiệp quốc phòng. Ngoài ra, Samsung còn kinh doanh bảo hiểm, quảng cáo, và giải trí.
Lịch sử công ty
Dòng sản phẩm galaxy not qua các năm của Samsung. |
Năm 1938, Lee Byung-Chull đã sáng lập một công ty thương mại lấy tên là Samsung, đặt trụ sở tại Su-dong. Các công ty nhỏ lúc này được coi như cửa hàng tạp hóa với việc kinh doanh hàng hóa sản xuất trong và xung quanh thành phố. Công ty đã phát triển và nhanh chóng mở rộng đến Seoul vào năm 1947 nhưng đã dừng hoạt động khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra.
Sau chiến tranh, ông Lee phát triển ngành dệt may và xây dựng các nhà máy len lớn nhất tại Hàn Quốc.
Việc đa dạng hóa thành công đã trở thành một chiến lược phát triển của Samsung, điều này thể hiện qua việc ông Lee nhanh chóng mở rộng bảo hiểm, chứng khoán và kinh doanh bán lẻ. Samsung tập trung vào việc tái phát triển của Hàn Quốc sau chiến tranh với trọng tâm là công nghiệp hóa.
Trong những năm 1960, Samsung bắt đầu bước vào ngành công nghiệp điện tử. Các tập đoàn điện tử ban đầu bao gồm Samsung Electronics Devices, Samsung Electro-Mechanics, Samsung Corning và Samsung Semiconductor và Viễn thông. Samsung gây dựng cơ sở vật chất ban đầu ở Suwon, Hàn Quốc, nơi họ sản xuất máy thu hình đen trắng lần đầu tiên.
Năm 1980, Samsung chuyển hướng sang ngành công nghiệp viễn thông với việc thu mua Hanguk Jenja Tongsin. Sau khi xây dựng tổng đài điện thoại, Samsung chế tạo điện thoại và fax hệ thống và chuyển sang sản xuất điện thoại di động. Trong suốt những năm 1980, việc kinh doanh điện thoại di động đã được tập trung nghiên cứu và phát triển ở Samsung Electronics.
Cũng trong thời gian này, Samsung Electronics mở rộng mô hình kinh doanh sang các nước lớn như Bồ Đào Nha, New York, Tokyo, Anh và Austin, Texas.
Năm 1987, sau khi Lee Byung-Chull qua đời, Samsung đã được tách ra thành bốn nhóm kinh doanh gồm thiết bị điện tử, cơ khí, xây dựng, và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Bán lẻ, thực phẩm, hóa chất, hậu cần, giải trí, giấy, và viễn thông cũng được các công ty con Shinsegae Group, CJ Group, và Hansol Group tách riêng.
Samsung phát triển mạnh mẽ trong suốt những năm 1990. Bộ phận xây dựng của Samsung đã nhận một số dự án xây dựng lớn, bao gồm cả một trong những tòa tháp Petronas ở Malaysia, Đài Bắc 101 ở Đài Loan và Burj Khalifa tại UAE. Bộ phận kỹ thuật của Samsung còn xây dựng Samsung Techwin, một công ty chuyên nghiên cứu và chế tạo các thiết bị hàng không vũ trụ, động cơ máy bay, tua bin khí và các bộ phận được sử dụng trong động cơ phản lực trên Boeing và Airbus.
Năm 1993, Samsung đã bán mười công ty con và thu hẹp lại để tập trung vào ba ngành công nghiệp, thiết bị điện tử, cơ khí, hóa chất. Với sự tập trung đổi mới trong ngành điện tử, Samsung đã đầu tư vào công nghệ LCD, trở thành nhà sản xuất lớn nhất của màn hình LCD trên thế giới năm 2005. Năm 2006, Sony hợp tác với Samsung để phát triển nguồn cung cấp ổn định màn hình LCD cho cả hai công ty. Trong khi quan hệ đối tác chia lợi nhuận 50-50, Samsung sở hữu cổ phần lớn hơn Sony, nên họ nắm quyền kiểm soát việc sản xuất. Cuối năm 2011, Samsung đã mua cổ phần của Sony trong khi vẫn hợp tác và thâu tóm toàn bộ việc kiểm soát.
Năm 2012, Samsung mở rộng thị trường điện thoại di động thông minh (smartphone), trở thành nhà sản xuất lớn nhất của smarphone. Để duy trì ngành sản xuất chiếm ưu thế, Samsung đã dành 3-4 tỷ USD để nâng cấp Austin Texas trở thành cơ sở sản xuất bán dẫn của mình.
Trong tương lai, Samsung tập trung vào ba doanh nghiệp cốt lõi bao gồm điện thoại di động, thiết bị điện tử và dược sinh học. Samsung còn thành lập một liên doanh với Biogen, đầu tư khoảng 255,000,000 USD để phát triển kỹ thuật và sản xuất dược phẩm sinh học ở Hàn Quốc. Samsung đã lên ngân sách gần 2 tỷ USD trong việc đầu tư bổ sung để theo đuổi chiến lược tăng trưởng sinh học dược phẩm và tận dụng những lợi thế của công ty liên doanh.
Doanh thu quý II năm 2015 của Samsung đạt 45 tỷ USD, dự kiến trong năm 2015 toàn doanh thu của tập đoàn sẽ đạt 200 tỷ USD tương đương với tổng GDP hiện nay của Việt Nam. Ngoài ra Samsung Việt Nam cũng đóng góp 20 tỷ USD trong hoạt động xuất khẩu, chiếm 18\% tổng doanh số xuất khẩu cả nước.
Quốc Việt (theo components)
[mecloud]e19vlL6rAu[/mecloud]