+Aa-
    Zalo

    Lấy máu không xét nghiệm: Đá bóng trách nhiệm và “lời hứa” sẽ làm đúng quy trình

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Không hiểu căn cứ vào đâu, phòng Nghiệp vụ Y (Sở Y tế TP.HCM) trả lời trung tâm HMNĐ TP.HCM rằng, việc không xét nghiệm trước khi lấy máu người hiến là phù hợp.

    (ĐSPL) - Bộ Y tế đã quy định rất rõ về nội dung khám tuyển chọn người hiến máu, đồng thời nhấn mạnh thực hiện xét nghiệm nhanh Viêm gan B (HBsAg) trước khi hiến máu đối với người đăng ký hiến máu lần đầu. Thế nhưng, chẳng hiểu căn cứ vào đâu, phòng Nghiệp vụ Y (sở Y tế TP.HCM) lại trả lời trung tâm Hiến máu nhân đạo (TTHMNĐ) TP.HCM rằng, việc không xét nghiệm trước khi lấy máu người hiến là hoàn toàn phù hợp(?!). Phải chăng, sở Y tế muốn chối bỏ trách nhiệm do không thanh kiểm tra công tác chuyên môn dẫn đến sai phạm của TTHMNĐ TP.HCM tồn tại nhiều năm?

    Phù hợp với Thông tư của bộ Y tế (?!)

    Ngày 30/6/2016, báo ĐS&PL nhận được văn bản của phòng Nghiệp vụ Y (sở Y tế TP.HCM) phản hồi về những thông tin liên quan đến việc TTHMNĐ TP.HCM làm sai quy trình hiến máu, không thực hiện xét nghiệm huyết sắc tố (Hb) và xét nghiệm virus Viêm gan B (HBsAg) cho người lần đầu tiên đến hiến máu mà báo ĐS&PL đã phản ánh trước đó. Trong văn bản trả lời, phòng Nghiệp vụ Y cho rằng, TTHMNĐ TP.HCM chưa thực hiện được xét nghiệm Hb và xét nghiệm nhanh HBsAg là do trung tâm này chưa đủ nguồn lực.

    Về vấn đề chuyên môn, phòng Nghiệp vụ Y cho rằng, việc thực hiện xét nghiệm sàng lọc nhanh Hb và HBsAg không đảm bảo do độ đặc hiệu và độ nhạy không cao, có thể cho kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả. Do đó, việc TTHMNĐ TP.HCM lấy máu của người hiến, rồi mới tiến hành xét nghiệm là phù hợp quy định tại Điều 10, Thông tư 26/2013/TT-BYT ngày 16/9/2013 của bộ Y tế hướng dẫn hoạt động truyền máu.

    Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, trong Thông tư 26 của bộ Y tế, Điều 10 chỉ là yêu cầu đối với việc lấy máu xét nghiệm: “Các mẫu máu dùng cho xét nghiệm phải được lấy từ người hiến máu cùng thời điểm lấy máu, thành phần máu hoặc lấy trực tiếp từ túi máu, túi thành phần máu. Mẫu máu phải được gắn mã số tương ứng với mã số của túi máu, thành phần máu được lấy theo quy định tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này”.

    Trong điều khoản này, không hề thể hiện bất cứ điều gì liên quan đến việc cho phép không cần phải làm xét nghiệm Hb và HBsAg trước khi lấy máu người hiến. Bên cạnh đó, tại Điều 8, của Thông tư về nội dung khám tuyển chọn người hiến máu quy định rất rõ: Phải thực hiện việc hỏi tiền sử, khám sức khoẻ và làm các xét nghiệm huyết sắc tố. Ngoài ra, điều này cũng quy định thực hiện xét nghiệm nhanh HBsAg trước khi hiến máu đối với người đăng ký hiến máu lần đầu.

    Vậy, không biết căn cứ vào đâu mà phòng Nghiệp vụ Y thuộc sở Y tế lại trả lời sai phạm của TTHMNĐ TP.HCM là phù hợp với Thông tư 26 của bộ Y tế (?!). Ngoài việc cho rằng sai phạm trong quy trình hiến máu của TTHMNĐ TP.HCM là phù hợp với Thông tư 26, những câu hỏi mà báo ĐS&PL gửi sang phòng Nghiệp vụ Y đều trả lời quanh co không đi vào trọng tâm câu hỏi.

    Trung tâm Hiến máu nhân đạo TP.HCM.

    Không được “coi thường” máu của người hiến

    Ở một diễn biến khác, trong buổi làm việc với PV, bác sỹ Phạm Văn Quân, Phó Giám đốc TTHMNĐ TP.HCM cho biết, việc TTHMNĐ TP.HCM không làm các xét nghiệm trước khi lấy máu của người hiến là do đã nhiều lần làm công văn gửi sang bệnh viện Truyền máu – Huyết học (TMHH) đề nghị bệnh viện trang bị thiết bị cho Trung tâm, để thực hiện các xét nghiệm huyết sắc tố và Viêm gan B trước khi lấy máu của người hiến, nhưng bệnh viện không cung cấp và cũng không trả lời vì sao không cung cấp. Tuy nhiên, trong công văn số 546/TMHH về việc trả lời câu hỏi của báo ĐS&PL gửi sở Y tế, bệnh viện TMHH lại khẳng định, bệnh viện không nhận được bất cứ công văn đề nghị nào từ phía TTHMNĐ TP.HCM về vấn đề này(?!). Bên cạnh đó, TTHMNĐ TP.HCM còn có công văn trả lời cho bệnh viện TMHH chưa thực hiện được 2 xét nghiệm trên vì chưa sắp xếp được nhân lực.

    Ngoài ra, bệnh viện TMHH nêu rõ, quy trình tuyển chọn người hiến máu là bác sỹ chịu trách nhiệm thăm khám lâm sàng, tiền sử y khoa, tiền sử viêm gan siêu vi B của người hiến máu. Đồng thời, xét nghiệm nhanh Hb và HBsAg là xét nghiệm sàng lọc, tuy nhiên độ đặc hiệu và độ nhạy không cao vẫn cho kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả. Mặc dù vậy nhưng phía bệnh viện TMHH vẫn đề xuất: TTHMNĐ TP.HCM cần sớm triển khai xét nghiệm Hb và HBsAg cho người hiến máu theo đúng quy trình “Tuyển chọn người hiến máu tình nguyện” của bệnh viện TMHH. Đồng thời, Bệnh viện đề nghị sở Y tế, UBND TP.HCM xem xét vấn đề nhân sự cho TTHMNĐ TP.HCM để đảm bảo hoạt động tốt nhất.

    Trong một diễn biến mới nhất, trao đổi về những nội dung báo ĐS&PL phản ánh liên quan đến sai phạm nghiêm trọng trong quy trình lấy máu người hiến tại TTHMNĐ TP.HCM, bà Trần Thị Như Tố, Giám đốc Trung tâm này cho biết: “Ngày 4/7, trung tâm HMNĐ TP.HCM sẽ triển khai xét nghiệm Hb và HBsAg trước khi lấy máu người hiến. Mặc dù hiện tại vấn đề nhân lực vẫn đang gặp khó khăn, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục để thực hiện theo đúng quy trình tuyển chọn người hiến máu tình nguyện của bộ Y tế”.

    Về phía hội Chữ thập đỏ TP.HCM, đơn vị này cũng cho biết sẽ chờ ý kiến của các cơ quan chức năng rồi sẽ có phản hồi đến Báo. Về phần trả lời của phòng Nghiệp vụ Y (sở Y tế TP.HCM) nói rằng, việc TTHMNĐ TP.HCM lấy máu của người hiến rồi mới tiến hành xét nghiệm là phù hợp quy định tại Thông tư 26 của bộ Y tế, PV báo ĐS&PL cũng đang liên hệ với phía bộ Y tế để có thông tin chính xác nhất. Báo ĐS&PL sẽ tiếp tục trở lại diễn biến tiếp theo của sự việc này. 

    Việc xét nghiệm trước khi lấy máu người hiến là bảo vệ sức khỏe cho người hiến máu

    Trao đổi với PV, một chuyên gia tại bệnh viện Huyết học –Truyền máu Trung ương cho biết, sở Y tế và bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM trả lời về việc thực hiện xét nghiệm sàng lọc nhanh Hb và HBsAg không đảm bảo do độ đặc hiệu và độ nhạy không cao, có thể cho kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả là chưa chính xác. Hiện nay, ở nước ta, tỉ lệ nhiễm virus Viêm gan B rất cao, có nơi chiếm 10\%, có nơi 15\%, thậm chí có nơi lên tới 30\%. Vì vậy, việc thử nhanh HBsAg là rất quan trọng. Xét nghiệm này giúp sàng lọc và chỉ còn sót lại khoảng 1\%. Như vậy, chúng ta đã giảm được tỉ lệ từ 10-15\% máu không sử dụng được phải bỏ đi xuống còn 1\%. Bên cạnh đó, việc thực hiện xét nghiệm này trước khi lấy máu của người hiến, chính là bảo vệ sức khỏe cho người hiến máu. Những người đi hiến máu là thể hiện nghĩa cử cao đẹp và có trách nhiệm với cộng đồng. Nếu chúng ta không bảo vệ sức khỏe cho họ là hoàn toàn có lỗi.

    THU HIỀN

    [mecloud]CKb2F7CYCr[/mecloud]

    sẽ triển khai xét nghiệm Hb và HBsAg

    trước khi lấy máu người hiến. Mặc dù

    hiện tại vấn đề nhân lực vẫn đang gặp

    khó khăn, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng

    khắc phục để thực hiện theo đúng quy

    trình tuyển chọn người hiến máu tình

    nguyện của bộ Y tế”.

    Về phía hội Chữ thập đỏ TP.HCM, đơn

    vị này cũng cho biết sẽ chờ ý kiến của các

    cơ quan chức năng rồi sẽ có phản hồi đến

    Báo. Về phần trả lời của phòng Nghiệp

    vụ Y (sở Y tế TP.HCM) nói rằng, việc

    TTHMNĐ TP.HCM lấy máu của người

    hiến rồi mới tiến hành xét nghiệm là phù

    hợp quy định tại Thông tư 26 của bộ Y tế,

    PV báo ĐS&PL cũng đang liên hệ với

    phía bộ Y tế để có thông tin chính xác

    nhất. Báo ĐS&PL sẽ tiếp tục trở lại diễn

    biến tiếp theo của sự việc này.

    T.H

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lay-mau-khong-xet-nghiem-da-bong-trach-nhiem-va-loi-hua-se-lam-dung-quy-trinh-a138274.html
    Toàn cảnh vòng tứ kết EURO 2016

    Toàn cảnh vòng tứ kết EURO 2016

    Chỉ sau 4 trận của vòng tứ kết, 15 bàn thắng đã được ghi, chấm dứt mọi nghi hoặc về một giải đấu tẻ nhạt ít bàn thắng. Càng tiến sâu, EURO 2016 càng trở nên hấp dẫn hơn.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Toàn cảnh vòng tứ kết EURO 2016

    Toàn cảnh vòng tứ kết EURO 2016

    Chỉ sau 4 trận của vòng tứ kết, 15 bàn thắng đã được ghi, chấm dứt mọi nghi hoặc về một giải đấu tẻ nhạt ít bàn thắng. Càng tiến sâu, EURO 2016 càng trở nên hấp dẫn hơn.