+Aa-
    Zalo

    Lật tẩy chiêu trò "phán đâu trúng đó" của các thầy bói dởm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các thầy bói dởm thường tìm kiếm thông tin thông qua biểu cảm khuôn mặt, khẩu ngữ cũng như diễn biến tâm lý người xem để phán đoán …

    Các thầy bói dởm thường tìm kiếm thông tin thông qua biểu cảm khuôn mặt, khẩu ngữ cũng như diễn biến tâm lý người xem để phán đoán …

    Thời gian gần đây xuất hiện nhiều vụ án chấn động liên quan tới bói toán, tâm linh, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Thị Hoa, nguyên Trưởng phòng Tâm lý học ứng dụng, viện Tâm lý học về vấn đề tâm lý của người dân khi xem bói và tin vào lời phán xét của thầy bói dởm.

    PGS.TS Nguyễn Thị Hoa cho biết, có quá nhiều áp lực xã hội khiến cho con người luôn luôn cảm thấy cuộc sống quá mong manh. Do đó họ dễ tìm đến các thầy bói để mong muốn tìm được một lời khuyên, một lối thoát cho cuộc sống hoặc mong muốn nhìn thấy tương lai.

    Đồng thời, cũng có thể do văn hóa của người Việt Nam cho dù đã có sự tiến bộ nhưng nhiều người vẫn tìm đến thầy bói như một thói quen truyền thống thay cho tìm đến các chuyên gia tâm lý hay những người làm công tác xã hội để giải quyết các vấn đề về tâm lý.

    Ngay cả mâu thuẫn gia đình cũng do các vấn đề về tâm lý nhưng họ vẫn mong muốn và hi vọng tìm đến các thầy bói "cao tay" có thể có những phép màu giải hạn cũng như các loại bùa chú bình an, hay trấn trạch cho con người… 

    PGS.TS Nguyễn Thị Hoa, nguyên Trưởng phòng Tâm lý học ứng dụng, viện Tâm lý học.


    Ví dụ như động mộ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, đến sức khỏe, khiến gia đình ly tán... Do đó ai cũng sợ nên tin tưởng không điều kiện vào các thầy bói dởm để mong muốn sự bình an cho bản thân và gia đình”, PGS.TS Nguyễn Thị Hoa phân tích.“Các thầy bói dởm thường nói đến những điều rất khó kiểm soát như mộ phần, đất dữ đất lành, xung – khắc... Bởi lẽ khoa học chưa phát triển được đến mức có thể kiểm tra được các vấn đề nêu trên nên các thầy bói dởm hay nhắc đến những việc mà khả năng con người chưa thể kiểm soát được để đe dọa người xem.

    Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoa, có nhiều nguyên nhân trong việc “xung khắc” và có nhiều lý do để người thân trong gia đình không thích nhau. Các thầy bói dởm thường vin vào điều này để phán xét cũng như nói dựa theo để tìm kiếm thông tin thông qua biểu cảm khuôn mặt, khẩu ngữ cũng như diễn biến tâm lý người xem để phán đoán. Bởi lẽ những người làm thầy bói dởm thường rất và nhanh nhạy.

    Các thầy bói thường nắm bắt tâm lý của người xem để phán đoán

    Các thầy bói dởm thường có khả năng quan sát, họ nắm bắt được suy nghĩ, tình cảm và có thể đưa ra những phán đoán cũng như nhận định về người xem một cách nhanh chóng.

    Vì hầu hết những người đến xem bói đều có tâm lý lo lắng nên trong quá trình tiếp xúc, họ sẽ bật ra một vài từ nào đó để các thầy bói dởm dựa vào đó để khai thác thêm thông tin với mục đích cuối cùng là kiếm được nhiều tiền bằng cách yêu cầu lễ nặng để "giải hạn". Người xem bói đến lúc bị đe dọa rồi sẽ không còn sợ tốn kém để đổi lấy sự yên ổn.

    Điều đáng nói nhất trong văn hóa Việt Nam là ngại chia sẻ, ngại góp ý cũng như không tìm cách giải quyết mâu thuẫn, dẫn đến mâu thuẫn chồng chất. Từ đó mọi người hay tìm cớ để đổ lỗi cho cái gọi là “xung khắc”.

    Để giải quyết những mâu thuẫn này không nhất thiết phải nói thẳng nhưng ít nhất phải nói thật chứ không phải đi tìm đến các thầy bói dởm. Tâm lý học đã chứng minh được rằng, nếu như “bạn nghĩ tiêu cực thì bạn hành động tiêu cực và kết quả của bạn sẽ tiêu cực”

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lat-tay-chieu-tro-phan-dau-trung-do-cua-cac-thay-boi-dom-a212081.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan