+Aa-
    Zalo

    Lập trạm dã chiến ngăn sốt phát ban ở huyện miền núi Nghệ An

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Để khống chế bệnh sốt phát ban dạng sởi lây lan, Sở Y tế Nghệ An đã thành lập khu điều trị dã chiến ngay tại trường tiểu học của xã Mai Sơn, huyện Tương Dương.

    (ĐSPL) - Để khống chế bệnh sốt phát ban dạng sởi lây lan, Sở Y tế Nghệ An đã thành lập khu điều trị dã chiến ngay tại trường tiểu học của xã Mai Sơn, huyện Tương Dương (Nghệ An) để tập trung cứu chữa.
    Ngày 14/10, ông Bùi Đình Long, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết, toàn tỉnh đã có 48 trẻ em bị sốt phát ban dạng sởi. Trong đó, tập trung chủ yếu ở bản Piềng Cọc, xã Mai Sơn, huyện Tương Dương.
    Do địa bàn bùng phát bệnh sởi cách trung tâm, mất 4 tiếng đi thuyền và nhiều giờ đi bộ mới vào đến bản Piềng Cọc, khu vực này lại chưa có điện lưới nên Sở Y tế tỉnh Nghệ An đã quyết định dùng trường tiểu học ở bản Piềng Cọc để làm khu điều trị dã chiến, tập trung cứu chữa cho các bệnh nhân bị sốt phát ban.
    Lập trạm dã chiến ngăn sốt phát ban ở huyện miền núi Nghệ An
    Trẻ em xã Mai Sơn, huyện Tương Dương đang được điều trị tại khu bệnh viện dã chiến dựng tại trường học. Ảnh: T.H
    Để công tác điều trị được thực hiện có hiệu quả, khống chế tình trạng lây lan, Sở Y tế đã huy động 3 bác sĩ đa khoa, 7 y sĩ của Bệnh viện Đa khoa huyện và Trung tâm y tế huyện Tương Dương cùng nhiều thiết bị, máy móc, thuốc thang lên khu điều trị dã chiến.
    Ngoài ra, Sở cũng thành lập đội cấp cứu lưu động bao gồm đội ngũ thầy thuốc của Bệnh viện sản Nhi Nghệ An, các phương tiện kỹ thuật hiện đại như máy thở, máy nổ, dụng cụ y tế đặc biệt sẽ trực chiến 24/24, nếu có biến cố sẽ lên đường tiếp cận khu điều trị để cứu chữa.
    Lập trạm dã chiến ngăn sốt phát ban ở huyện miền núi Nghệ An
    Các bác sĩ được huy động tới khu điều trị dã chiến để cứu chữa cho bệnh nhân. Ảnh: A.T
    Được biết, các gia đình có trẻ bị sốt phát ban dạng sởi là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh khó khăn. Do vậy, huyện Tương Dương đã chỉ đạo Quỹ bảo trợ trẻ em hỗ trợ 200.000 đồng/cháu, đồng thời huy động giáo viên mầm non Mai Sơn nấu cháo phục vụ bệnh nhi.
    Trước đó, vào ngày 8/10, em Và Bá Nù (18 tháng tuổi), ở bản Piềng Cọc đã tử vong với những biểu hiện nghi mắc bệnh sởi. Hiện, ngành y tế Nghệ An đã khống chế lượng người bệnh, theo dõi 79 em nhỏ khác và lấy mẫu xét nghiệm gửi ra Bộ Y tế để chờ kết luận.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lap-tram-da-chien-ngan-sot-phat-ban-o-huyen-mien-nui-nghe-an-a55422.html
    Phân biệt sởi, sốt phát ban và thủy đậu

    Phân biệt sởi, sốt phát ban và thủy đậu

    Theo các bác sỹ, việc phân biệt đâu là sởi, đâu là phát ban thông thường hoặc thủy đậu sẽ làm giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi, nhất là biến chứng viê

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Phân biệt sởi, sốt phát ban và thủy đậu

    Phân biệt sởi, sốt phát ban và thủy đậu

    Theo các bác sỹ, việc phân biệt đâu là sởi, đâu là phát ban thông thường hoặc thủy đậu sẽ làm giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi, nhất là biến chứng viê