+Aa-
    Zalo

    Lãnh đạo mới của đảng Dân chủ sẽ thay đổi nền chính trị Mỹ ra sao?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Việc ông Hakeem Jeffries trở thành lãnh đạo da màu đầu tiên của một đảng lớn tại Quốc hội Mỹ sẽ tạo ra nhiều thay đổi trong nền chính trị nước này.

    Ngày 30/11 (giờ địa phương), Hạ nghị sĩ New York Hakeem Jeffries đã chính thức được bầu làm lãnh đạo mới của đảng Dân chủ tại Hạ viện, kế nhiệm bà Nancy Pelosi. Đây là một sự kiện mang tính lịch sử bởi ông Jeffries là nghị sĩ da màu đầu tiên lãnh đạo một đảng chính trị lớn tại Quốc hội Mỹ.

    Việc ông Jeffries cùng nhóm nhà lập pháp trẻ tuổi được bầu vào 3 vị trí cấp cao nhất của đảng phản ảnh sự đổi mới trong ban lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện. Sự kiện này diễn ra vào đúng thời điểm quan trọng trong nền chính trị Mỹ, đặc biệt là với những nghị sĩ da màu.

    Với những nhà lập pháp da màu, việc kết nạp vào Quốc hội không phải điều tự động. Trong phần lớn lịch sử, các nhà lập pháp da màu thường không có quá nhiều ảnh hưởng, ngay cả trong đảng của họ. Nhưng bắt đầu từ năm 1971, họ đã phối hợp làm việc để khẳng định mình là một lực lượng hùng mạnh hơn bằng cách thành lập Hội đồng Da đen của Quốc hội (CBC). Kể từ thời điểm đó, họ đã trở nên có ảnh hưởng hơn, cả trong đảng Dân chủ và Quốc hội. Nhiều người da màu cũng đã giành những vị trí quan trọng trong nền chính trị Mỹ, như cựu Tổng thống Barack Obama hay phó Tổng thống Kamala Harris đều là những "lần đầu tiên" của đất nước này.

    Theo đó, thắng lợi của ông Jeffries tại đảng Dân chủ đánh dấu một "bước tiến mới" của nghị sĩ da màu tại Quốc hội Mỹ. Điều này cũng sẽ tạo ra nhiều sự thay đổi trong nền chính trị Mỹ.

    lanh dao dang dan chu 1
    Hạ nghị sĩ Hakeem Jeffries được bầu làm lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện. Ảnh: Reuters 

    Nhiều người da màu tham gia chính trị

    Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thăng tiến của các nghị sĩ da màu sẽ thúc đẩy nhiều người da màu tham gia vào nền chính trị Mỹ hơn. Khi một người da màu trông thấy những người như mình nắm giữ các chức vụ dân cử, họ sẽ cảm thấy mình có tiếng nói hơn và tích cực tham gia bỏ phiếu và quyên góp cho các chiến dịch chính trị hơn. Nhà khoa học xã hội Lawrence Bobo và Franklin Gilliam gọi những tác động của việc này là sự "trao quyền chính trị".

    Một cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy người Da đen tin rằng việc bầu chọn nhiều quan chức da màu hơn sẽ giúp chống lại sự bất bình đẳng chủng tộc. Việc ông Jeffries được bầu làm lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện có thể cải thiện cách người Mỹ gốc Phi nhìn nhận mối quan hệ của họ với chính phủ.

    lanh dao dang dan chu2
    Ông Jeffries là lãnh đạo da màu đầu tiên của một đảng chính trị lớn tại Quốc hội Mỹ. Ảnh: Reuters 

    Bước lên vị trí lãnh đạo có thể điều chỉnh vị thế của các chính trị gia. Trong khi các nhà lập pháp da màu nắm quyền lãnh đạo có thể làm nhiều hơn để bênh vực cộng đồng da màu, điều đó cũng có thể tiết chế lập trường của họ và các chính sách mà họ ủng hộ.

    Ông Jeffries thuộc thời kỳ hậu dân quyền của các chính trị gia da đen, những người có thể ngần ngại đặt vấn đề phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng chủng tộc lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của họ. Dù vậy, ông Jeffries có khả năng sẽ đưa đảng Dân chủ tự do hóa hơn nữa, đồng thời tiếp thêm sức mạnh cho người Mỹ gốc Phi, thu hút thêm nhiều người trong số họ tham gia tích cực hơn vào nền dân chủ của đất nước. 

    Ưu tiên các vấn đề của người da màu 

    Với tư cách là lãnh đạo đảng, ông Jeffries có thể ưu tiên đảm bảo lợi ích cho các nghị sĩ da màu cũng như công dân.

    Điều đó chắc chắn đúng đối với các nhà lập pháp da màu nói chung. Các nghiên cứu chỉ ra so các nhà lập pháp da màu tập trung nhiều hơn vào các vấn đề quan trọng đối với cộng đồng da đen, bao gồm tài trợ cho nhiều dự luật hơn, đưa ra nhiều bài phát biểu và làm việc tích cực hơn để giải quyết các vấn đề này.

    Trước đó, vào năm 2009, Hạ nghị sĩ Dân chủ Maxine Waters đã bày tỏ sự thất vọng vì Mỹ thiếu chính sách nhằm giúp đỡ các cộng đồng gốc Phi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính. Vì vậy, ông Waters, chủ tịch tiểu ban của đảng Dân chủ, đã lãnh đạo 10 thành viên da đen của ủy ban Dịch vụ Tài chính tẩy chay một cuộc bỏ phiếu quan trọng cho gói cứu trợ.

    Cuối cùng, họ nhận được thêm gói hỗ trợ 4 tỷ USD. Gần 10 năm sau, bà Waters trở thành người phụ nữ đầu tiên và là người Mỹ gốc Phi đầu tiên làm chủ tịch ủy ban Dịch vụ Tài chính. Tại đây, bà vẫn tiếp tục vận động cho lợi ích của cộng đồng da màu.

    Tất nhiên, không phải tất cả các nhà lập pháp đều giống nhau. Nguyên nhân là bởi các nhà lập pháp da màu lớn tuổi thường xuất thân từ thế hệ dân quyền, còn các nhà lãnh đạo Da đen trẻ tuổi lại có sự tiếp cận nền chính trị phi chủng tộc.

    Minh Hạnh(Theo Washington Post)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lanh-dao-moi-cua-dang-dan-chu-se-thay-doi-nen-chinh-tri-my-ra-sao-a559040.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan