+Aa-
    Zalo

    Lần đầu tiên thử nghiệm tiêm virus diệt ung thư trên người

    (ĐS&PL) - Hiệu quả của loại virus diệt tế bào ung thư CF33-hNIS đã được chứng minh trong các thí nghiệm tiền lâm sàng trên động vật và phòng thí nghiệm.

    Các nhà khoa học tại Imugene Limited – công ty công nghệ sinh học trong lĩnh vực điều trị miễn dịch ung thư và City of Hope – một trong những tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư lớn nhất tại Mỹ mới đây đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc tìm ra phương pháp điều trị ung thư khi tiêm thử nghiệm cho bệnh nhân đầu tiên loại virus CF33-hNIS.

    Theo lý giải của các nhà nghiên cứu, CF33-hNIS (còn gọi Vaxina) là một loại virus oncolytic – phiên bản biến đổi gen của một virus tự nhiên, được tạo ra nhằm lây nhiễm, tái tạo và tiêu diệt các tế bào ung thư. Loại virus diệt tế bào ung thư này hoạt động dựa trên cơ chế khuyến khích hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể tấn công các tế bao bị bệnh, từ đó tăng hiệu quả tiêu diệt khối u và ngăn ngừa tái phát.

    lan dau tien thu nghiem tiem virus diet ung thu tren nguoi
    Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 là đánh giá liệu phương pháp tiêm virus diệt ung thư có an toàn hay không và tìm ra liều lượng thích hợp cho người bệnh. Ảnh minh họa: Shutterstock

    Trong các thử nghiệm tiền lâm sàng và thí nghiệm trên động vật, virus diệt ung thư mới đã được chứng minh có hiệu quả trong việc thu nhỏ khối u ung thư ruột kết, phổi, vú, buồng trứng và tuyến tụy. Bên cạnh đó, CF33-hNIS còn được chứng minh là làm tăng hiệu quả của các hình thức điều trị bằng liệu pháp miễn dịch khác, bao gồm chất ức chế.

    “Nghiên cứu trước đây của chúng tôi đã chứng minh virus gây ung thư có thể kích thích hệ thống miễn dịch đáp ứng và tiêu diệt ung thư, phản ứng nhanh hơn với các liệu pháp miễn dịch khác. Chúng tôi tin CF33-hNIS có tiềm năng cải thiện kết quả của người bệnh trong cuộc chiến với ung thư”, ông Daneng Li, khoa Nghiên cứu Ung thư & Trị liệu Y tế của City of Hope cho hay.

    Việc thử nghiệm lâm sàng virus diệt ung thư trên người vừa bắt đầu thực hiện vào giữa tháng 5/2022. Mục đích của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 là đánh giá liệu phương pháp này có an toàn hay không và tìm ra liều lượng thích hợp cho người bệnh.

    Thử nghiệm dự kiến kéo dài khoảng 24 tháng với 100 bệnh nhân có khối u rắn di căn hoặc đang tiến triển tại 10 địa điểm ở Mỹ và Australia. Các bệnh nhân này đã điều trị bằng ít nhất 2 phương pháp tiêu chuẩn khác.

    Họ sẽ được sử dụng liệu pháp virus CF33-hNIS, tiêm trực tiếp vào khối u hoặc tiêm tĩnh mạch. Những bệnh nhân chưa được xạ trị sẽ được tiêm một liều CF33-hNIS cùng với một kháng thể được thiết kế mang tên pembrolizumab. Kháng thể này được thiết kế nhằm mục đích cải thiện hệ thống miễn dịch trong chống lại tế bào ung thư.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lan-dau-tien-thu-nghiem-tiem-virus-diet-ung-thu-tren-nguoi-a538597.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan