(ĐS&PL) Vài tuần qua, mạng xã hội Việt Nam tràn ngập những bức ảnh “phiên bản già” – sản phẩm của một ứng dụng giúp biến đổi khuôn mặt. Ai cũng hào hứng khoe ảnh 30 năm sau của mình, mà ít người cân nhắc đến nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu hình ảnh.
Chúng ta đang sống trong thời đại vi phạm dữ liệu ngày càng nghiêm trọng. Từ tháng 1 năm 2017, đã xuất hiện những báo cáo an ninh về việc sử dụng dữ liệu đánh cắp để truy cập tài khoản.
Việt Nam hiện có 143,3 triệu người sử dụng điện thoại thông minh, tương đương 148% dân số, trong đó có 58 triệu người thường xuyên sử dụng mạng xã hội. Kho dữ liệu mạng khổng lồ đó là miếng mồi béo bở mà vô số “thợ săn” online đang thèm khát.
Và không hiếm khi chính con mồi tự “nộp mạng”, bằng thao tác cấp quyền cho các ứng dụng truy cập dữ liệu của mình. Đây là bước bắt buộc phải thực hiện, trước khi người dùng có thể sử dụng ứng dụng miễn phí.
“Mở cửa mời trộm vào nhà” là hiện tượng rất phổ biến với người dùng internet ở Việt Nam. Mỗi khi xuất hiện một trào lưu mới, đa số “bắt trend” rất nhanh để vui cùng bè bạn, vội vàng đánh dấu “đồng ý” với mọi điều khoản của ứng dụng trước khi đọc và suy xét cẩn thận. Với trào lưu làm già khuôn mặt đang gây sốt khắp thế giới cũng thế, nhiều người dùng không biết rằng một khi cài đặt, họ đã cho phép ứng dụng đó truy cập, lưu trữ thông tin của mình, bao gồm hình ảnh khuôn mặt, địa điểm, địa chỉ IP, vị trí nhấp chuột bên trong app.
Ứng dụng thời thượng đó chỉ là một trong vô số nguy cơ mà bạn phải đối mặt trên mạng. Chúng ta nên nhớ rằng các vụ bê bối tình dục, chính trị, xì-căng-đan cá nhân đều nổ ra từ việc thông tin rơi vào tay kẻ xấu. Trong thế giới siêu kết nối hiện nay, mỗi cá nhân cần siêu cẩn trọng với dữ liệu cá nhân của mình.
Internet ngày nay tiềm ẩn nhiều nguy cơ đánh cắp dữ liệu cá nhân. Chỉ có chính bạn mới có thể bảo vệ được dữ liệu của mình.
Sau đây là những điều cần lưu ý:
1. Suy nghĩ kĩ trước khi sao lưu tin nhắn. Mã hoá tin nhắn mang đến nhiều lợi ích. Tin nhắn khi được mã hoá sẽ khiến bên thứ ba không thể truy cập được. Khi hai hay nhiều thiết bị liên lạc với nhau qua một ứng dụng, thông tin sẽ được truyền bằng mã bí mật thay vì văn bản thông thường.
Nhưng cũng cần nhớ là, thông thường, mớ tin nhắn hỗn độn của bạn sẽ được sắp xếp lại cho trật tự khi bạn lưu chúng trên đám mây dữ liệu. Điều đó có nghĩa là khi cần, nhà chức trách có thể yêu cầu nhà cung cấp đám mây – Apple hay Google – truy xuất thông tin từ máy chủ của họ.
2. Chỉ dùng những ứng dụng có chức năng mã hoá tin nhắn. Khi nói thông tin được mã hoá đầu cuối, thì có nghĩa là tin nhắn gửi từ thiết bị của bạn đến người bạn đang giao tiếp dưới dạng mã hoá – chỉ có thiết bị của người nhận tin mới có thể chuyển nó thành văn bản bình thường. Nhờ vậy, không ai – kể cả người tạo nên ứng dụng đó – có thể thấy được nội dung giao tiếp.
3. Xoá những tin nhắn bạn không cố tình gửi. Viber chẳng hạn, có chức năng Xoá Tin nhắn (Delete Message) cho phép bạn xoá tin từ thiết bị của người gửi lẫn người nhận. Ngay cả tin nhắn đọc rồi cũng có thể bị xoá hoàn toàn. Nội dung một khi đã xoá thì không ai có thể xem lại được.
4. Sử dụng tính năng trò chuyện bí mật mỗi khi có thể. Nếu bạn muốn riêng tư hơn, hãy sử dụng tính năng trò chuyện bí mật trên ứng dụng. Viber có tính năng Trò chuyện Bí mật (Secret Chats) cho phép bạn đặt thời gian tự huỷ cho mỗi tin nhắn bạn gửi đi. Nếu bạn dùng Android, người nhận không thể chụp màn hình cuộc trò chuyện. Còn nếu bạn dùng iPhone, bạn sẽ nhận được thông báo khi người nhận chụp màn hình.
Nếu không muốn cuộc hội thoại đó xuất hiện trong danh sách trò chuyện, thì hãy dùng chức năng Trò chuyện Ẩn. Bạn vẫn chat nhưng bình thường, nhưng cuộc nói chuyện được lưu giữ ở nơi bí mật, chỉ có người gửi tin mới có thể truy cập bằng mã PIN.
5. Luôn cập nhật ứng dụng trò chuyện. Cuối cùng, một trong những cách tốt nhất để giữ an toàn là thường xuyên cập nhật phần mềm cho điện thoại và máy tính của bạn. Thông thường, các phiên bản mới của phần mềm ra đời khi nhà sản xuất phát hiện ra lỗi bảo mật, hoặc khi tin tặc đã làm quen với mã cũ và tìm cách đột nhập. Vì thế, đừng quên cập nhật ứng dụng trò chuyện của bạn mỗi khi có phiên bản mới.
Internet ngày nay tiềm ẩn nhiều nguy cơ, với hàng vạn “kẻ săn mồi” rình rập dữ liệu cá nhân của mỗi người. Hãy luôn lựa chọn thật cẩn thận từng ứng dụng bạn dùng hàng ngày. Và nhất là đừng bao giờ tự “nộp mạng” chỉ vì vài tấm hình câu like trên mạng xã hội.
Chỉ có duy nhất một người đủ sức bảo vệ bạn khỏi những nguy cơ trên mạng: chính bạn.
Thông tin về Rakuten Viber: Tại Rakuten Viber, chúng tôi kết nối mọi người, cho dù bạn là ai, từ đâu tới. Người dùng toàn cầu của chúng tôi có thể thực hiện các cuộc trò chuyện trực tiếp, gọi điện qua video, nhắn tin nhóm, cập nhật và trao đổi với các thương hiệu và ngôi sao họ yêu thích. Chúng tôi đảm bảo một môi trường an toàn và tự do để người dùng chia sẻ cảm xúc. Rakuten Viber thuộc quyền sở hữu của công ty Rakuten Inc., công ty cung cấp dịch vụ tài chính và thương mại điện tử hàng đầu thế giới. Đây là kênh truyền thông chính thức của Câu lạc bộ Barcelona và là ứng dụng nhắn tin và gọi điện của các thành viên của đội bóng rổ Mỹ Golden State Warriors. Hãy tham gia Viber ngay hôm nay để tận hưởng trải nghiệm nhắn tin và gọi điện tốt nhất thế giới. Mọi thắc mắc xin liên hệ: [email protected]. Thông tin về Rakuten: Rakuten, Inc. (TSE: 4755) là công ty hàng đầu thế giới về các dịch vụ internet hỗ trợ cho cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp và xã hội. Được thành lập tại Tokyo vào năm 1997 như một thị trường trực tuyến, Rakuten đã mở rộng để cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử, công nghệ trong tài chính, nội dung số và truyền thông cho hơn 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Từ năm 2012, Rakuten đã được xếp trong top 20 “Công ty sáng tạo nhất thế giới’ của tạp chí Forbes hàng năm. Tập đoàn Rakuten có hơn 14.000 nhân viên và đang hoạt động tại 29 quốc gia và khu vực. |
H.Lan/ Sức Khỏe 365