+Aa-
    Zalo

    Làm sao khi chồng kiệm lời, không chịu chia sẻ với vợ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tôi vốn có thói quen chia sẻ mọi việc diễn ra trong ngày với chồng, tôi coi đây là một tín hiệu gắn kết vợ chồng, gắn kết gia đình, nhưng chồng tôi lại không nghĩ vậy.

    Tôi vốn có thói quen chia sẻ mọi việc diễn ra trong ngày với chồng, tôi coi đây là một tín hiệu gắn kết vợ chồng, gắn kết gia đình, nhưng chồng tôi lại không nghĩ vậy.

    Tâm sự - Làm sao khi chồng kiệm lời, không chịu chia sẻ với vợ?

    Chồng tôi là một người vô cùng khép kín, không bao giờ chia sẻ điều gì. (Ảnh minh họa).

    Tôi năm nay hơn 40 tuổi, đã kết hôn được hơn chục năm. Vợ chồng tôi đều là người thành đạt. Tôi lấy chồng xa nhà hơn 300km. Một thân một mình nơi đất khách quê người, tất cả niềm tin, tình thương tôi như bao phụ nữ khác đều dồn cho gia đình, cho chồng cho con.

    Tôi vốn có thói quen chia sẻ mọi việc diễn ra trong ngày với chồng, tôi coi đây là một tín hiệu gắn kết vợ chồng, gắn kết gia đình và tạo dựng cho các con thói quen tốt trong việc chia sẻ và giãi bày cảm xúc của mình.

    Ấy nhưng (tôi ước chẳng bao giờ mình nói câu này), chồng tôi là một người vô cùng khép kín, không bao giờ chia sẻ điều gì, chỉ nói khi tôi đã biết và cố gắng xác minh với anh ấy. Về cơ bản, chồng tôi hiền lành, rất ít nói, sống đơn giản và tốt tính, không chơi bời rượu chè thuốc lá hay đàm đúm gì. Mọi việc xảy ra trong cuộc sống, trong gia đình lẫn ngoài xã hội, khi và chỉ khi tôi gợi mở và đi vào vấn đề thì may ra anh mới nói và chia sẻ. Nhiều lúc tôi cảm thấy anh ấy quá nhạt nhẽo, quá thờ ơ, vô cảm và thậm chí tôi nghĩ tiêu cực là anh ấy không coi trọng giá trị gia đình và không có tinh thần xây dựng.

    Chồng hơn tôi 10 tuổi, trước đây chúng tôi yêu xa từ khi tôi còn học tận trời Tây, chắc vì vậy mà tôi không có nhiều cơ hội để tìm hiểu rõ hơn về tính tình anh ấy. Sau này về nước, chúng tôi lấy nhau và cuộc sống cứ êm đềm và bình bình như vậy đến nay. Các anh chị hãy nghĩ về mặt hồ phẳng lặng và không có sóng đi, đó chính xác là cuộc sống của gia đình tôi.

    Tôi không hỏi, anh ấy không nói.

    Tôi hỏi, anh nghĩ tôi tra khảo.

    Tôi đưa ra gợi ý chỉ để anh trả lời câu hỏi Yes/ No, anh bảo tôi phủ đầu và chụp mũ.

    Rất nhiều chuyện đã rồi anh mới về nói cho tôi hay, dù trước đó anh có nhiều cơ hội để bàn bạc và tìm cách giải quyết vấn đề với tôi.

    Gia đình tôi không có nhiều chuyện gay cấn, trai gái hay đàn đúm gì. Chỉ cơ bản xoay quanh việc hỏi han nhau trưa nay ở cơ quan ăn gì, có công việc gì diễn biến tốt xấu ra sao. Nhu cầu cơ bản của tôi là chia sẻ và được chia sẻ. Sao cứ như đang cố leo lên trời vậy??

    Tưởng bình yên mà thực chất không phải vậy!

    Tôi đang cố gắng trả lời hàng loạt câu hỏi trong đầu mình, liệu rằng cứ như này thì niềm tin của tôi với cuộc hôn nhân này có bị vơi đi? Niềm tin của tôi dành cho chồng thì chắc chắn đã bị vơi đi rồi. Bởi tôi cảm giác như mình hoàn toàn đứng bên lề cuộc sống của anh, tôi cảm giác như mình chẳng biết gì về anh cả, tôi cảm tưởng như chúng tôi là hai con người hoàn toàn xa lạ cùng nhau góp gạo nấu ăn chung trong một căn nhà. Và tôi không thể gọi tên ngôi nhà mình là tổ ấm.

    Tôi cảm giác như mình chẳng là gì cả...

    Tôi hoàn toàn đơn độc trong cuộc hôn nhân này.

    Xin hãy cho tôi một vài gợi ý!

    (Chị Đan Nguyên, ).

    Anh Hải Long (35 tuổi, Hà Nội) tư vấn:

    Đàn ông càng yêu thương vợ mình lại càng khó về những khó khăn gặp phải ở bên ngoài. Họ sợ người mình yêu lo lắng, lại nghĩ lung tung. Chúng tôi nghe, chúng tôi thấy nhưng bảo chúng tôi tâm sự thì quả thật lắm gian nan.

    Trong khi đó, bản chất của phụ nữ là luôn có nhu cầu chia sẻ, nhu cầu yêu thương và được yêu thương. Đó cũng chính là nhu cầu được thể hiện cái tôi thông qua đối tác. Nhưng khi 2 người lại không thể giao tiếp mà âm thầm lặng lẽ như 2 cái bóng, thì người có nhu cầu sẽ cảm thấy rất cô đơn. Cô đơn ngay cả khi người ấy nằm cạnh, cô đơn trong chính ngôi nhà của mình.

    Vậy chị hãy thử tìm hiểu sở thích của chồng là gì và gợi mở để nói về những chủ đề anh ấy thích. Thỉnh thoảng gia đình nên đi đâu đó “đổi gió” vài ngày. Thỉnh thoảng lúc 2 người đều thả lỏng, chị khéo léo nói cho anh ấy hiểu chị cảm thấy thế nào, chị mong anh chia sẻ như thế nào (nói chính xác và ngắn gọn thôi).

    Những lúc chồng chia sẻ cho chị điều gì đó, hãy ghi nhận bằng thái độ như khen ngợi, nếu chia sẻ quá muộn thì chị cũng có thể nói đại ý như là: “Cảm ơn anh! em rất vui khi anh chia sẻ điều này với em, nhưng em mong lần sau anh sẽ nói với em sớm hơn. Mình là vợ chồng, em muốn cùng anh gánh vác, xử lý mọi chuyện dù lớn hay nhỏ”.

    Mặt khác, chị đừng quá quan tâm đến chồng, chị có thể tự tạo cho mình niềm vui như tụ tập bạn bè, chia sẻ với nhau... Khi cả thế giới của chị không còn chỉ có mỗi chồng thì tâm trạng cũng sẽ được thả lỏng hơn.

    Chúc chị sớm tìm được nụ cười trong cuộc sống hôn nhân!

                                      Ngọc Anh (ghi)/Nguoiduatin - Đời sống & Pháp luật

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lam-sao-khi-chong-kiem-loi-khong-chiu-chia-se-voi-vo-a240650.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bí kíp giữ hạnh phúc trong hôn nhân

    Bí kíp giữ hạnh phúc trong hôn nhân

    Nếu các cặp đôi yêu nhau càng lâu càng sâu đậm thì vợ chồng cưới nhau càng lâu tình cảm lại càng nhạt phai. Để giữ gìn và trân trọng hạnh phúc, hãy làm những điều sau đây