+Aa-
    Zalo

    Làm gì khi chủ hụi ôm tiền bỏ trốn ?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Khi chủ hụi ôm tiền bỏ trốn, bạn phải làm thế nào để lấy lại được tiền của mình và bắt chủ hụi chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật?

    (ĐSPL) - Khi chủ hụi ôm tiền bỏ trốn, bạn phải làm thế nào để lấy lại được tiền của mình và bắt chủ hụi chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật?

    Kính gửi: Báo Đời Sống & Pháp Luật!

    Cho tôi hỏi một việc như sau: Tôi có tham gia chơi hụi nhưng chủ hụi đã ôm tiền bỏ trốn. Vậy bây giờ tôi phải làm thế nào để lấy lại được tiền và bắt chủ hụi chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật?

    Thủ tục giấy tờ khởi kiện như thế nào? Và cấp nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên?

    Trân trọng!

    Nguyen Thi Nhung <[email protected]>


    Xin được tư vấn cho bạn.

    Trong trường hợp của bạn, giữa bạn và chủ hụi phát sinh hai mối quan hệ dân sự đó là: Mượn tài sản (hụi, họ, biêu, phường, gọi chung là họ) là một trong các hình thức vay tài sản theo quy định tại BLDS 2005.

    Căn cứ Nghị định 144/2006/NĐ-CP về hụi, họ, biêu, phường (gọi chung là họ) thì chủ hụi có trách nhiệm thanh toán tiền hụi cho các hội viên đã góp hụi và một trong những nghĩa vụ của bên mượn tài sản (chủ họ) là "trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được" theo khoản 3 Điều 514 BLDS 2005.

    Trong trường hợp chủ hụi không trả tiền cho các hụi viên thì chủ hụi có thể bị khởi kiện ra tòa theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

    “Điều 31. Giải quyết tranh chấp

    Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc theo yêu cầu của một hoặc nhiều người tham gia họ, tranh chấp đó được giải quyết tại Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.”

    Theo Điều 29 Nghị định số 144/2006/NĐ-CP thì đối với phần hụi giao chậm thì chủ hụi phải trả lãi cho các phần hụi giao chậm đó theo mức lãi do hai bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì mức lãi suất áp dụng là lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm giao.

    “Điều 29. Trách nhiệm của chủ họ do không giao các phần họ cho thành viên được lĩnh họ

    Trong trường hợp chủ họ đã thu các phần họ của các thành viên nhưng không giao cho thành viên được lĩnh họ thì theo yêu cầu của thành viên có quyền lĩnh họ, chủ họ phải giao các phần họ đã thu được cho thành viên đó và bồi thường thiệt hại nếu có.

    Chủ họ phải trả lãi đối với các phần họ giao chậm theo mức lãi do các bên thoả thuận, nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian giao chậm tại thời điểm giao các phần họ.”

    Bên cạnh đó, theo Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 thì:

    “1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm;

    e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này".

    Dựa vào các quy định trên, nếu chủ họ có dấu hiệu trốn tránh trách nhiệm trả lại số tiền đã mượn và số tiền lĩnh họ của bạn bằng cách bỏ trốn khỏi địa phương thì bạn có thể tố cáo người đó đến cơ quan công an cấp huyện về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo thư bạn phản ánh, bạn không cho biết số tiền mà chủ hụi đã chiếm đoạt là bao nhiêu, có đủ để khởi tố về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 Điều 140 BLHS 1999 hay không.

    Luật gia ĐỒNG XUÂN THUẬN

    Xét xử nữ quái giật hụi sau 14 năm trốn truy nã

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lam-gi-khi-chu-hui-om-tien-bo-tron-a98113.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.