(ĐSPL) - Thấy cô gái chới với dưới hồ nước sâu, nam thanh niên đã liều mình lao xuống cứu sống nạn nhân.
Theo tin tức trên báo VnExpress, tối ngày 28/11, trong lúc đang vui chơi ở trung tâm TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng) chị Lê Thị Ngọc Mai (25 tuổi) bất ngờ bị trượt chân ngã xuống hồ Đồng Nai (thuộc khu vực đường Lê Hồng Phong, phường 1, TP Bảo Lộc).
Hồ Đồng Nai, nơi xảy ra vụ việc. (Ảnh: VnExpress) |
Báo Dân trí cũng đưa tin, Nhiều người chứng kiến đã tri hô, kêu cứu nhưng không ai dám xuống cứu vì nước hồ Đồng Nai rất lạnh và sâu. Nghe thấy tiếng kêu cứu, anh Nguyễn Minh Dương (23 tuổi, quê Bến Tre), nhân viên phụ quán cà phê gần đó liền chạy đến lao xuống hồ, bơi ra đưa cô gái vào bờ trong tình trạng bất tỉnh.
Sau khi đưa được nạn nhân lên bờ, anh Dương cùng 1 số người khác đã hô hấp nhân tạo, ủ ấm cho nạn nhân đến khi chị này tỉnh lại. Sau đó, chị M. được đưa đến Bệnh viện đa khoa II Lâm Đồng (TP Bảo Lộc) cấp cứu. Hành động đẹp của thanh niên miền Tây được nhiều người hoan nghênh.
Anh Nguyễn Minh Dương. (Ảnh: Dân trí) |
Hồ Đồng Nai rất sâu, nước thì lạnh nên phải mất mấy phút tôi mới bơi ra giữa hồ đưa được nạn nhân vào bờ. Cũng may cứu sống được nạn nhân. Khi quyết định lao xuống nước, anh không nghĩ gì ngoài việc làm sao cứu sống được người đang bị đuối nước., anh Nguyễn Minh Dương chia sẻ.
Sau khi tỉnh lại, nạn nhân cảm kích trước hành động dũng cảm của chàng thanh niên, cho hay, khi bị trượt chân rơi xuống hồ, vì nước quá lạnh và sâu nên chị chỉ kịp kêu cứu vài tiếng rồi không biết gì nữa.
Được biết, anh Nguyễn Minh Dương đang làm công việc chăm sóc cây kiểng thuê cho một cơ sở tại TP Bảo Lộc. Để kiếm thêm thu nhập, buổi tối, anh Dương đi phụ giúp tại một quán cà phê bên bờ hồ Đồng Nai.
Điều 4, Quyết định số Số: 44/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2012 quy định: 1. Thông tin về tai nạn, sự cố, yêu cầu cứu nạn, cứu hộ phải được báo kịp thời, chính xác cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy theo số điện thoại 114 hoặc lực lượng phòng cháy và chữa cháy khác quy định tại Điều 5 Quyết định này, đồng thời báo cho chính quyền địa phương và Công an nơi gần nhất. 2. Việc cứu nạn, cứu hộ phải được tiến hành kịp thời bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ và trước hết phải ưu tiên cho việc cứu người. 3. Khi thực hiện cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm an toàn đối với người, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ và nạn nhân, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo. |
Nhân Văn (tổng hợp)
Video đang được xem nhiều nhất:
[mecloud]m7tuUCibOp[/mecloud]