+Aa-
    Zalo

    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng: Kênh sinh lời tốt cho người muốn cất giữ tiền

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Lãi suất tiền gửi ở hầu hết các ngân hàng đã được điều chỉnh tăng. Hiện gửi tiết kiệm ngân hàng dài hạn đang hấp dẫn hơn và lãi suất cũng cao hơn các kỳ hạn khác

    (ĐSPL) - Lãi suất tiền gửi ở hầu hết các ngân hàng đã được điều chỉnh tăng. Hiện gửi tiết kiệm ngân hàng dài hạn đang hấp dẫn hơn và lãi suất cũng cao hơn các kỳ hạn khác.

    Sau nhiều tháng liên tục đi xuống, lãi suất huy động tại các ngân hàng bắt đầu đảo chiều tăng hầu hết các kỳ hạn từ cuối tháng 5.

    Mở đầu cho làn sóng tăng lãi suất là ACB khi nhà băng này quyết định điều chỉnh tăng 0,2\% tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 6-36 tháng từ 25/5. Eximbank cũng nâng lãi suất 6 và 9 tháng thêm 0,2\%. Riêng kỳ hạn 12 tháng lãi suất tăng mạnh nhất, từ 5,8\% lên 6,2\% một năm. Tại HDBank, lãi suất các kỳ hạn tăng bình quân 0,3-0,5\%.

    Đến nay, việc tăng lãi suất đã diễn ra ở hầu hết các ngân hàng, kể cả nhà băng có vốn Nhà nước chi phối. Theo đó, BIDV điều chỉnh tăng 0,2-0,5\% tuỳ kỳ hạn, còn Vietinbank tăng cao nhất là 0,3\%.

    Hiện mức lãi suất huy động kỳ hạn 12-13 tháng cao nhất thị trường là 7,3\% một năm áp dụng tại Ngân hàng Xây dựng và Dầu khí Toàn cầu - cao hơn mặt bằng chung của các ngân hàng khoảng 0,7-1 điểm phần trăm.

    Việc tăng lãi suất đã diễn ra ở hầu hết các ngân hàng, kể cả nhà băng có vốn Nhà nước chi phối. 

    Có thể thấy, mức tăng của các kỳ hạn dài cao hơn nhiều so với ngắn. Như tại HDBank, lãi suất kỳ hạn một tháng chỉ tăng 0,3\% lên 5\%, trong khi đó, nếu gửi kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tăng mạnh nhất, với bước nhảy 0,5\%, tức lên 7\% một năm. Eximbank cũng tăng lãi suất kỳ hạn 6 tháng lên 5,4\% một năm, kỳ hạn 9 tháng lên 5,6\% một năm và kỳ hạn 12 tháng lãi suất tăng mạnh nhất, từ 5,8\% lên 6,2\% một năm....

    Theo thống kê, nếu tính theo kỳ hạn dưới 1 năm thì hiện Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đang là ngân hàng trả lãi cao nhất với 5,2\%, 2 tháng với mức lãi suất 5,3\%, 5,4\% cho kỳ hạn 3 tháng và 6,4\% cho kỳ hạn 6 -9 tháng.

    Trong khi đó, trả lãi thấp nhất là Ngân hàng TMCP Bưu điện (LienVietPostBank) và 3 ông lớn Agribank, Vietcombank và BIDV với lãi suất 4\% ở kỳ hạn 1 tháng và Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) trả lãi thấp nhất trong các kỳ hạn 2-9 tháng.

    Nếu tính theo kỳ hạn dưới 1 năm thì hiện Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đang là ngân hàng trả lãi suất tiền gửi cao nhất với 5,2\%.

    Với kỳ hạn 12 tháng, TPBank vươn lên dẫn đầu với lãi suất 7,45\%/năm, trong khi thấp nhất là DongABank với lãi suất 5,6\%/năm. Tuy nhiên mức lãi suất tại TPbank là áp dụng đối với những khoản tiền gửi tái tục có số tiền từ 100 tỷ đồng trở lên và cam kết không rút trước hạn.

    Xét theo dài hạn, NCB tiếp tục là ngân hàng tính lãi suất cao nhất với 7,3\% đối với kỳ hạn 2 – 3 năm.

    Lãi suất huy động dao động từ 5,65\% đến 7,3\% đối với kỳ hạn 2 năm.

    Riêng lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB), mức lãi suất sau kỳ hạn 12, 24 tháng là áp dụng cho các khoản tiết kiệm từ 200 tỷ đồng trở lên.

    Phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ cho biết, thời gian qua, tín dụng khá khởi sắc nên ngân hàng phải tăng cường huy động vốn. "Đến cuối tháng 5, dư nợ cho vay tại ngân hàng tôi đã tăng hơn 5\% trong khi huy động chỉ đạt 4,5\%", ông nói.

    Trong khi đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) Đỗ Minh Toàn nhìn nhận, gần đây lãi suất huy động của nhà băng có tăng lên, nhưng đây chỉ là động thái để cân đối lại nguồn vốn. Theo ông, thời điểm này, nhu cầu vay vốn kỳ hạn dài của doanh nghiệp đang tăng lên, trong khi trước nay ngân hàng chủ yếu huy động được ở kỳ hạn ngắn. Vì vậy, nhà băng đã tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài lên để có thêm nguồn vốn cho vay trung, dài hạn.

    Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM Nguyễn Hoàng Minh, cũng đánh giá, nhiều ngân hàng trên địa bàn tăng dần lãi suất huy động đầu vào là để khắc phục tình trạng mất cân đối kỳ hạn giữa huy động và cho vay. Theo ông Minh, cho vay trung dài hạn đã tăng rất nhanh, nếu đến cuối năm ngoái, cho vay trung dài hạn chỉ chiếm 48,6\% trong tổng dư nợ cho vay tại TP HCM, thì đến nay cho vay trung dài hạn chiếm đến 54\%, cao hơn cả cho vay ngắn hạn.

    "Đây là diễn biến mới cho thấy sự phục hồi sản xuất của doanh nghiệp, sau nhiều năm hoạt động sản xuất bị đình trệ, doanh nghiệp chủ yếu vay vốn lưu động, không dám vay mở rộng đầu tư", ông Minh nói.

    Một số chuyên gia còn cho rằng, lãi suất tiết kiệm được nâng lên là do áp lực tỷ giá. Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu bình luận, thời gian qua đồng USD mạnh lên là một phần nguyên nhân ảnh hưởng đến việc huy động vốn của ngân hàng. "Vì một số người sẽ có xu hướng rút tiết kiệm để mua USD tích trữ. Do đó, các ngân hàng sẽ phải nâng lãi suất lên để hút nguồn vốn", ông nói.

    Một nguyên nhân khác được đề cập đến là "động thái thắt chặt tiền tệ". Theo một thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, từ đầu tháng 5 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng trên thị trường mở (OMO - thông qua phát hành trái phiếu) một lượng lớn tiền. Điều này có thể làm cho một số ngân hàng bị hụt thanh khoản phải vay trên thị trường liên ngân hàng.

    Đề cập khả năng lãi suất huy động tăng liệu có thành xu hướng, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển tỏ ra quan ngại khi cho rằng, thời gian gần đây thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm lên, nguồn vốn cho vay lĩnh vực này cũng đã tăng cao hơn. Do đó, nhiều ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động nhằm có vốn phục vụ việc cho vay bất động sản chứ chưa hẳn là dành cho đầu tư sản xuất.

    Theo ông, nếu cơ quan quản lý không có biện pháp kiểm soát tốt vấn đề này dễ dẫn đến tình trạng lãi suất huy động tăng thành xu hướng và khi đó ắt sẽ kéo lãi suất cho vay tăng. Điều này đi ngược mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế của Chính phủ.

    Hiện nay, lãi suất cho vay ngắn hạn tầm 8 - 9\%, trung dài hạn 10 - 11\%. Các doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý đều muốn đưa lãi suất đầu ra này giảm thêm 1 - 2\% để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

    Đề cập khả năng lãi suất huy động tăng liệu có thành xu hướng, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển tỏ ra quan ngại khi cho rằng, thời gian gần đây thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm lên, nguồn vốn cho vay lĩnh vực này cũng đã tăng cao hơn. Do đó, nhiều ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động nhằm có vốn phục vụ việc cho vay bất động sản chứ chưa hẳn là dành cho đầu tư sản xuất.

    Theo ông, nếu cơ quan quản lý không có biện pháp kiểm soát tốt vấn đề này dễ dẫn đến tình trạng lãi suất huy động tăng thành xu hướng và khi đó ắt sẽ kéo lãi suất cho vay tăng. Điều này đi ngược mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp và phục hồi nền kinh tế của Chính phủ.

    Việc gửi tiền VND hiện nay và ít nhất là đến cuối năm vẫn là kênh sinh lời tốt với những người có tiền muốn cất giữ.

    Lãi suất liên ngân hàng cũng tăng mạnh

    Theo dữ liệu của Reuters, ngày 13/6, lãi suất liên ngân hàng tiếp tục ghi nhận bước tăng mạnh.

    Cụ thể, lãi suất qua đêm lên 5,5\%/năm; lãi suất kỳ hạn 1 tuần ở mức 6\%/năm; lãi suất kỳ hạn 1 tháng từ là 7,5-8\%/năm.

    So với phiên trước đó, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã tăng thêm 0,5\% ở giao dịch qua đêm. Tuy nhiên, nếu so với cuối tuần trước thì hiện lãi suất liên ngân hàng đã tăng tới 4\%/năm.

    Với mặt bằng lãi suất có giao dịch 8\%/năm kỳ hạn 1 tháng hiện nay trên thị trường liên ngân hàng thì nó cũng đang tiến sát mức lãi suất huy động 8,6-8,8\%/năm kỳ hạn từ 2-9 tháng tại các ngân hàng thương mại.

    Được biết, trước khi trần lãi suất huy động về 9\%/năm hôm 11/6, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng thấp kỷ lục khi có giao dịch ghi nhận mức lãi suất 1\%/năm. Tuy nhiên, ngay trong ngày đầu trần lãi suất huy động về 9\%/năm, lãi suất liên ngân hàng đã tăng mạnh, trong đó lãi suất qua đêm tăng gấp đôi lên 3\%/năm.

    Lãi suất cho vay bằng VND cũng tiếp tục ổn định. Hiện nay, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7\%/năm đối với ngắn hạn, các ngân hàng thương mại nhà nước tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10\%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 7-9\%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11\%/năm đối với trung và dài hạn.

    Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, đối với các giao dịch USD, lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng tăng ở hầu hết các kỳ hạn chủ chốt từ 1 tháng trở xuống, cụ thể dao động trong khoảng từ 0,27 điểm \%/năm đến 0,76 điểm \%năm.

    Đối với lãi suất huy động USD phổ biến bằng mức trần do Ngân hàng Nhà nước quy định là 0,25\%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và 0,75\%/năm đối với tiền gửi của dân cư. Còn lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3-6,7\%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3-5,5\%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 5,5-6,7\%/năm.

    Nếu so sự hấp dẫn của lãi suấ tiền gửi bằng VND với USD thì hiện nay lãi suất tiết kiệm kỳ hạn sáu tháng giữa VND (tầm 6\% một năm) và USD (0,75\% một năm), mức chênh lệnh đã lên tới hơn 5\% mỗi năm. Trong khi đó, nếu đúng theo cam kết của Thống đốc thì tỷ giá chỉ tăng 2\% trong năm.

    Với chính sách điều hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước như hiện nay, có cơ sở để tin rằng, mức mất giá của VND so với USD năm nay sẽ không quá lớn, trường hợp bất khả kháng sẽ không vượt quá 3\%. Những ưu thế này khiến việc gửi tiền VND hiện nay và ít nhất là đến cuối năm vẫn là kênh sinh lời tốt với những người có tiền muốn cất giữ.

    Ngọc Anh 

    [mecloud]Pq5Vz4RuRc[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/lai-suat-tien-gui-tiet-kiem-tang-kenh-sinh-loi-tot-cho-nguoi-muon-cat-giu-tien-a99193.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.