+Aa-
    Zalo

    Lạ kỳ người chồng chung thủy 6 năm không cắt tóc, hàng đêm ra mộ vợ tâm tình

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Suốt 6 năm trời, mọi sinh hoạt của gia đình này khép kín trong căn chòi lá, giữa rừng cây um tùm. Nhờ bà con giúp đỡ, gần đây, họ mới từ bỏ đời sống hoang dã, trở về hòa

    Suốt 6 năm trời, mọi sinh hoạt của gia đình này khép kín trong căn chòi lá, giữa rừng cây um tùm. Nhờ bà con giúp đỡ, gần đây, họ mới từ bỏ đời sống hoang dã, trở về hòa nhập với xóm ấp.

    Suốt 6 năm trời, mọi sinh hoạt của gia đình này khép kín trong căn chòi lá, giữa rừng cây um tùm. Nhờ bà con giúp đỡ, gần đây, họ mới từ bỏ đời sống hoang dã, trở về hòa nhập với xóm ấp.

    Thế nhưng, bí mật khiến một gia đình từng sống cuộc sống dị biệt và hành trình hòa nhập cộng đồng khó khăn thì không phải ai cũng tường tận.

    Hy sinh tất cả vì con

    Câu chuyện chúng tôi sắp kể là về gia đình ông Trần Văn Nhịn (57 tuổi) ngụ ấp Nhất A, xã Chánh Hội, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Ông Nhịn được cho là có cuộc sống lập dị và ép các con con phải tuân theo lối sinh hoạt kỳ quặc trên.

    Trong nhiều năm, vợ chồng, con cái ông Nhịn sống trong một căn chòi lá, ẩm thấp giữa rừng cây rậm rạp rộng khoảng 2.000 m2. Từ ngoài nhìn vào, nơi đây giống như mê cung, một thế giới hoàn toàn khác biệt với cuộc sống nhộn nhịp, đô thị hóa từng ngày của ấp Nhất A.

    Theo lời cán bộ dân số xã Chánh Hội, do thiếu hiểu biết, vợ chồng ông Nhịn sinh đến 10 người con, tất cả đều không được ăn học.

    Khi trưởng thành, ông làm cho mỗi người một túp lều nhỏ nằm rải rác trong “lãnh địa” riêng của gia đình. Sau này, khi được chính quyền giúp xây cho căn nhà tình thương, họ nhất quyết không chịu vào nhà ở, mà cứ sống hoang dã.

    Tất cả các thành viên trong gia đình này đều tránh tiếp xúc với người ngoài.

    Cuộc sống đơn giản, tự cung tự cấp, hoàn toàn không điện, cũng như các không sử dụng thiết bị điện tử, công nghệ hiện đại. Đã có rất nhiều lời đồn đoán xung quanh cuộc sống dị biệt của gia đình ông Nhịn. Thậm chí, có nhiều giả thiết đặt ra và cho rằng, gia đình “người rừng” trên đang... tu đạo.

    Trở lại thăm cha con “người rừng” lần này, chúng tôi không khỏi bất ngờ trước những thay đổi lớn trong cuộc sống sinh hoạt của gia đình ông Nhịn.

    Qua đò ngang, xuôi theo con đường nhỏ ven kênh ấp Nhất A, chúng tôi tìm đến nơi cha con “người rừng” sinh sống. Thế giới riêng của “người rừng” vẫn không thay đổi nhiều so với thông tin được mô tả trước đây.

    Ông Nhịn vẫn sống trong chòi lá nằm bên hông căn nhà tình thương. Xung quanh, những cây đại thụ lớn tỏa bóng che nắng, khiến khách như lạc vào giữa rừng già.

    Lúc chúng tôi đến, chỉ có ba người con của ông Nhịn ở nhà. Ông Nhịn không bỏ trốn vào rừng để tránh mặt như lần trước.

    Anh Trần Văn Tú (25 tuổi) - con trai thứ hai của “người rừng” giải thích, ông Nhịn theo ghe đi mua trái cây ở vùng Tháp Mười, khuya mới về.

    Dù không gặp được ông, chúng tôi cũng được anh Tú, chia sẻ về cuộc sống mới của gia đình. Hiện tại, các con ông Nhịn đã chuyển về sinh hoạt trong căn nhà tình thương. Duy nhất chỉ có ông Nhịn là vẫn ở một mình trong chòi lá.

    Theo anh Tú, cha con họ hòa nhập với cuộc sống bình thường đã được 2 năm. Anh kể: “Nhiều người nghĩ cha tôi cấm không các con đi ra khỏi khu rừng của gia đình.

    Thực tế thì cha tôi không cấm đoán gì cả, tại lúc đó anh em tôi còn nhỏ, thấy cha sống sao thì theo vậy thôi. Gia đình tự trồng rau, nuôi gia súc, gia cầm để lấy cái ăn”.

    Trước đó, cứ thấy người lạ, ông Nhịn đều dẫn các con nhỏ chạy vào vườn tránh mặt. Bây giờ ông hòa đồng với tất cả những người xung quanh.

    “Ngoài việc ít nói, thói quen sinh hoạt của cha tôi cũng đã thay đổi nhiều. Ông đi làm mướn cho ghe cũng là người thân trong gia đình”, anh Tú cho biết.

    Được biết, vợ ông Nhịn mất sớm. Hiện tại con lớn của ông Nhịn đã ngoài 30 tuổi, chưa có vợ, làm nghề xe ôm. Mấy người con gái của ông Nhịn vừa lập gia đình. Hai người con nhỏ nhất thì sống nhờ nhà ngoại từ lúc vợ ông Nhịn mất.

    Anh Tú cho biết, vì không được học hành tử tế, nên anh chỉ có thể đi làm mướn cho một lò gạch thủ công gần nhà. Bữa trước, ông Nhịn cũng làm mướn cùng với con tại lò gạch này. Nhưng được một thời gian, ông Nhịn xin nghỉ vì sức khỏe không đáp ứng được công việc nặng.

    Ngày vợ ông Nhịn mất, một mình người đàn ông này phải cơ cực vất vả gồng gánh nuôi đàn con. Sau này, người con trái lớn và anh Tú trưởng thành, đều ra ngoài xin làm mướn, kiếm tiền phụ giúp cha nuôi các em.

    Các con gái của ông Nhịn, trước khi lấy chồng, cũng ra ngoài đi làm thuê. Từ đó, gia đình ông có nhiều thay đổi từ chất lượng cuộc sống đến nhận thức.

    Khác với cha, anh em Tú sống cởi mở, gần gũi với mọi người. Do vậy, trong gia đình chỉ có ông Nhịn và mấy đứa em út của Tú vẫn bị gắn mác “người rừng”. Theo lời kể của anh Tú, tại thời điểm đó, ông Nhịn vẫn sống khép kín, tránh tiếp xúc với mấy người lạ.

    “Ngay cả các anh chị em trong họ cũng không ai có thể nói chuyện được với cha tôi. Thấy mặt khách, ông lại ôm hai đứa em út của tôi chạy vào rừng, chỉ xuất hiện khi những người này đi khỏi”, anh Tú cho biết.

    Nói về sự thay đổi của ông Nhịn, anh Tú giải thích, đó là nhờ cán bộ xã đến tận nơi động viên, khuyên nhủ.

    Hơn thế, ông cũng hy sinh vì các con. Các con gái của ông Nhịn trưởng thành đều xinh đẹp, hiền lành. Dẫu thế, chuyện tình duyên của họ đều gặp trắc trở bởi cuộc sống lập dị của cha.

    “Bà ngoại là người duy nhất cha tôi không lánh mặt.

    Lần ấy, bà đi cùng đồng chí cán bộ xã đến chòi nói chuyện với cha tôi. Tôi chưa bao giờ hỏi cha về nội dung cuộc nói chuyện ấy. Tuy nhiên, anh em chúng tôi đều hiểu, ông thay đổi thói quen, nếp sống của mình bao nhiêu năm qua cũng vì tương lai của con cái”, anh Tú tâm sự.

    Nhưng sau nhiều năm sống biệt lập, hành trình tái hòa nhập cộng đồng của ông Nhịn không hề dễ dàng. Người dân ấp Nhất A kể lại rằng, thời gian đầu ông Nhịn vẫn chưa bỏ thói quen việc chạy vào rừng khi thấy khách lạ.

    Ngày cưới con gái của ông, người thân lo lắng tình huống này sẽ lặp lại. Ai nấy không ngớt dặn dò ông, khi nhà trai đến rước dâu thì phải ra cổng đón.

    Nghi lễ xong xuôi, ông phải đưa con gái về nhà chồng. Nào ngờ khi nhà trai đến, ông lại bất ngờ ôm con nhỏ chạy tuốt vào cánh rừng phía sau nhà, trước sự ngỡ ngàng của quan khách hai họ.

    “Biết quá khứ của ba tôi như vậy, mọi người cũng thông cảm không ai làm khó. Đám cưới của ba đứa em sau, những chuyện như vậy không xảy ra nữa”, anh Tú cho biết.

    Bây giờ, hai người con út đều được ông Nhịn cho đi học. Hiện tại, một cháu đang học lớp 2, cháu út nhất năm tới vào lớp 1. Theo quan sát của chúng tôi, trong nhà “người rừng” đã có dấu ấn của cuộc sống hiện đại.

    Có điện lưới, có tivi, xe máy, có điện thoại. Nhưng những thiết bị hiện đại này, ông Nhịn chưa bao giờ sử dụng.

    “Thâm cung bí sử” của “người rừng”

    Anh Tú trao đổi với người viết.

    Gia đình ông Nhịn giờ đã giống như bao hộ dân bình thường khác ở ấp Nhất A. Thế nhưng trong quá khứ, họ đã chịu không ít lời đồn thổi xung quanh thói quen sinh hoạt có phần “lập dị”. Anh Tú cho biết, khi đó nhiều người tưởng rằng ông Nhịn... ở ẩn tu đạo.

    Trên thực tế, không có chuyện gia đình ông Nhịn đang tu ẩn theo một tôn giáo hay giáo phái đặc biệt nào cả.

    “Nói thật, cuộc sống của gia đình chúng tôi đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ những đồn thổi không hay. Anh em chúng tôi đi làm, đi học đều không dễ dàng”, anh Tú cho biết. Ít ai biết, đằng sau cách sống khép kín của ông Nhịn là một bi kịch xót xa.

    Anh Tú cho biết trước đây, ông Nhịn từng có thời gian làm ở đội Cảnh sát bảo vệ Huyện ủy Long Hồ (Vĩnh Long).

    Sau khi cưới vợ, ông nghỉ công tác. Năm 1984, ông Nhịn chuyển nhà từ ở ấp Chánh Thuận về ấp Nhất A khi đã có 2 đứa con. Thiếu hiểu biết, vợ chồng ông Nhịn sinh đẻ không có kế hoạch nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

    “Ngày đó, cha tôi cũng làm mướn dữ lắm chứ, không thế sao nuôi được đàn con. Mấy anh em tôi cũng được đi học nhưng cũng chỉ hết cấp 1”, anh Tú kể.

    Bản thân anh cũng chỉ học hết lớp 5 thì phải nghỉ. “Ngày còn sống, mẹ tôi cũng đi làm lúa cho người ta. Gia đình sống trong căn chòi lá, vì lúc đó nhà nước chưa xây cho căn nhà gạch kia.

    Các con lớn, nhà chật, ông mới làm cho mỗi người cái lều, gọi là có không gian riêng. Người ngoài nhìn vào thấy đặc biệt, nói chúng tôi giống bộ lạc trong phim”, anh Tú chia sẻ.

    Như lời anh Tú, các anh em chúng tôi đều được sinh tại bệnh viện. Ngày sinh người con thứ 10, vợ ông Nhịn mất. Ông Nhịn không nhớ rõ tên tuổi của các con, thường ngày gọi con theo tên các nghệ sĩ mà ông yêu thích như: Thanh Nga, Thanh Kim Huệ, Vũ Linh, Quế Trân…

    Biến cố ập đến với gia đình ông Nhịn, khi người vợ ông thương yêu bị tại nạn giao thông. Chuyện xảy ra đúng ngày mùng 1 Tết 6 năm về trước.

    “Năm đó, mẹ tôi 49 tuổi và đang mang bầu bé Kim Chi được 8 tháng. Anh cả chạy xe máy chở mẹ đi qua chúc Tết bà ngoại, do tránh con mèo nên xe bị trượt bánh, lật xuống đường. Mọi người gần đó đưa mẹ tôi bà đến bệnh viện cấp cứu nhưng chỉ kịp cứu được bé Kim Chi”, anh nhớ lại.

    Cái chết đột ngột của vợ là một cú sốc lớn với ông Nhịn. Từ đó ông sống khép kín, không giao tiếp với mọi người để vơi đi nỗi đau. Kể từ lúc đó, cha con ông Nhịn thành “người rừng” trong mắt mọi người.

    Mối tình sâu nặng

    6 năm trôi qua, ông Nhịn vẫn chưa từng nguôi ngoai nỗi đau mất vợ. Có lần, ông Nhịn phát bệnh nặng tưởng không qua khỏi, khiến nhiều người cho rằng thần kinh ông bị ảnh hưởng. “Mẹ mất, cha bệnh, mấy đứa em tôi đều phải nghỉ học hết.

    Ngoài anh cả trưởng thành đi làm, còn lại các em đều ít tuổi, chỉ quanh quẩn ở nhà. Thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, nhà cửa cũng tềnh toàng, con cái nheo nhóc”, anh Tú giải thích cho lý do gia đình mình trở thành “bộ lạc”.

    Cũng theo người con trai này, kể từ lúc mẹ mất đến nay, chưa khi nào anh thấy cha cười. Sống với các con, ông cũng kiệm lời hẳn.

    “Dù vậy, cha tôi chăm con rất khéo. Cuộc sống vật chất khó khăn thiếu thốn và sinh sống trong điều kiện như vậy nhưng 6 năm qua, anh em chúng tôi chẳng mấy khi ốm đau. Ông chăm lo cho chu đáo, nuôi dưỡng chúng tôi nên người ”, anh cho biết.

    Anh Tú còn kể thêm, cũng từ ngày mẹ mất, cha anh không bao giờ cắt tóc.

    “Quần áo ông mặc đúng hai bộ duy nhất, áo dài tay mầu sáng, và quần đùi mầu xanh. Ngay cả ngày đám cưới em gái tôi, ông cũng mặc vậy luôn.

    Đó là những bộ đồ mà cha thường mặc lúc mẹ tôi còn sống. Bà cũng thường mua những kiểu mẫu quần áo như vậy cho ông. Cũng vì yêu mẹ tôi, 6 năm qua cha không cắt tóc.

    Những khi không theo ghe đi mua trái cây xa nhà, mỗi đêm ông vẫn ra mộ vợ, trải chiếu ngồi nói chuyện tâm tình”, anh nói.

    Thời gian đầu, người ngoài nhìn thấy ông Nhịn kỳ quặc, khi đầu tóc thì bù xù, thời trang ăn mặc thì phản cảm. Tuy nhiên, khi hiểu ra ai cũng cảm thông cho người đàn ông nặng tình.

    Sau khi được chính quyền địa phương xây cho căn nhà, bản thân đã hòa nhập với cộng đồng, ông Nhịn vẫn ở trong chòi. Theo như lời giải thích của anh Tú thì ông Nhịn nhường nơi sạch sẽ khang trang cho các con.

    Tuy nhiên, còn có một lý do khác, giải thích cho việc ông muốn sống trong căn chòi lá. Đó là, lưu giữ những kỷ niệm đắng cay, ngọt bùi với người vợ hiền đã khuất. Các con ông cũng đều tôn trọng thế giới khép kín, cũng như tình cảm của cha dành cho mẹ.

    “Trước đây, người thân cũng khuyên chúng tôi phá cây cối xung quanh nhà và cải tạo lại đất để trồng cây ăn trái. Nhưng hiểu ý cha, nên dù đã đầu tư làm lại vườn và trồng cây ăn trái, chúng tôi vẫn giữ nguyên những gì còn lại trước kia”, anh Tú cho biết.

    Nguồn: Gia đình & Xã hội

    Xem thêm video:

    [mecloud]ZznsLZIEd7[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/la-ky-nguoi-chong-chung-thuy-6-nam-khong-cat-toc-hang-dem-ra-mo-vo-tam-tinh-a136891.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan