+Aa-
Zalo

Kỳ tích: Lần đầu tiên Việt Nam ghép phổi thành công từ người cho chết não

  • DSPL

(ĐS&PL) - Nhờ lá phổi của người cho chết não hiến, bệnh nhân sinh năm 1964 đã được ghép phổi thành công, sức khỏe đang hồi phục tốt.

Nhờ lá phổi của người cho chết não hiến, bệnh nhân sinh năm 1964 đã được ghép phổi thành công, sức khỏe đang hồi phục tốt.

Bệnh viện  Trung ương Quân đội 108 vừa công bố ca ghép phổi thành công diễn ra tại viện. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện thành công ghép phổi từ người cho chết não.

Người nhận phổi là anh Trần Ngọc Hanh, sinh năm 1964, quê Nam Định. Người hiến phổi là bệnh nhân nam 45 tuổi bị chết não. Trước khi được ghép tạng, bệnh nhân Hanh trong tình trạng suy hô hấp do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối.

Ảnh ca ghép phổi bệnh viện cung cấp

Ca ghép được thực hiện trong suốt 10 tiếng (từ 10 đến 18 giờ) ngày 26/2 vừa qua. Ngoài 3 chuyên gia nước ngoài đến từ Pháp và Bỉ, ca phẫu thuật ghép phổi có sự tham gia của hơn 60 thành viên là các giáo sư, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Trong đó, GS-TS Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tổng chỉ huy điều hành tổ chức ca ghép.

GS Mai Hồng Bàng cho hay, bệnh nhân chết não đã hiến tặng 2 lá phổi ghép cho bệnh nhân Hanh, các tạng khác được ghép cho 6 bệnh nhân. Trong đó có 1 bệnh nhân suy thận và ghép giác mạc cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Tim của người cho chết não được chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) ghép cho 1 bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối và 1 thận ghép cho bệnh nhân suy thận.

Bệnh nhân Hanh dần hồi phục nhờ lá phổi được ghép

Đến thời điểm này, gần 20 ngày sau khi được ghép phổi, bệnh nhân Trần Ngọc Hanh đã tỉnh, tiếp xúc tốt, ăn cháo, huyết động ổn định, chức năng hô hấp tốt, phim chụp X-quang cho thấy 2 phổi sáng, hoà nhập với cơ thể người nhận. Bệnh nhân tự đi lại trong phòng bệnh cách ly.

Để thực hiện ca ghép phổi đầu tiên từ người cho chết não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện ghép phổi thực nghiệm trên động vật (15 cặp động vật) với tỉ lệ thành công cao, các tạng hoạt động tốt.

Cùng đó, bệnh viện cũng cử hơn 30 bác sĩ, phẫu thuật viên, điều dưỡng học tập tại các bệnh viện và trung tâm hàng đầu thế giới về ghép tạng. Ngoài ra, 20 kíp kỹ thuật được cử học tập, đào tạo tại các bệnh viện có kinh nghiệm ghép tạng như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy.

Nam Anh

Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-tich-lan-dau-tien-viet-nam-ghep-phoi-thanh-cong-tu-nguoi-cho-chet-nao-a222750.html
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả

Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục
Nổi bật trong ngày
Ý tưởng phối sơ mi đầu hè

Ý tưởng phối sơ mi đầu hè

Sức khoẻ - Làm đẹp15:15 30/03/2025

Không chỉ lịch sự, chỉn chu, sơ mi còn có thể biến hóa với vô vàn phong cách khác nhau, từ năng động, trẻ trung đến thanh lịch, quyến rũ.

Thời điểm nêm gia vị của từng loại món ăn

Thời điểm nêm gia vị của từng loại món ăn

Sức khoẻ - Làm đẹp14:30 30/03/2025

Thời điểm nêm gia vị ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị và kết cấu món ăn. Mỗi loại thực phẩm và phương pháp nấu có cách nêm gia vị khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nên chiên ngập dầu hay ít dầu?

Nên chiên ngập dầu hay ít dầu?

Sức khoẻ - Làm đẹp14:15 30/03/2025

Dầu mỡ đóng vai trò quan trọng trong nấu ăn, giúp truyền nhiệt, tạo lớp vỏ giòn. Việc kiểm soát nhiệt độ và xử lý sau chiên quyết định độ giòn và độ béo của món ăn.

Cách rán cá ngoài giòn trong mềm?

Cách rán cá ngoài giòn trong mềm?

Sức khoẻ - Làm đẹp13:38 30/03/2025

Để rán cá giòn ngoài, mềm trong cần làm khô cá trước khi chiên và sử dụng lửa vừa. Chiên ngập dầu, lật nhẹ nhàng và giữ nhiệt độ ổn định giúp cá chín đều, giòn ngon.

Ăn trứng thế nào để phòng ngừa đột quỵ?

Ăn trứng thế nào để phòng ngừa đột quỵ?

Sức khoẻ - Làm đẹp13:30 30/03/2025

Trứng là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình, và nếu sử dụng đúng cách, chúng có thể góp phần vào việc phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.