+Aa-
    Zalo

    Kỳ lạ loài dơi có tên đáng sợ, sống ở nơi "tránh bị con người làm phiền"

    (ĐS&PL) - Loài dơi “quỷ” khá nhút nhát, chúng thường sống trong những khu rừng nhiệt đới hẻo lánh ở Việt Nam để tránh bị con người làm phiền.

    Các nhà sinh vật học thuộc Viện bảo tàng thiên nhiên quốc gia Hungary và Tổ chức bảo tồn quốc tế Fauna & Flora (FFI) đã phát hiện 3 loài dơi mới tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm loài dơi “quỷ” (beelzebub) ở Việt Nam, hai loài dơi mũi ống có tên khoa học là Murina cineracea và Murina walstoni ở Campuchia.

    Loài dơi “quỷ” được phát hiện tại Việt Nam. (Ảnh: NatGeo)

    Loài dơi “quỷ” được phát hiện tại Việt Nam. (Ảnh: NatGeo)

    Loài dơi "quỷ" có đặc điểm lông phần đầu và phần lưng màu đen, trong khi, lông phần bụng có màu hơi trắng. Đây là loài dơi duy nhất được phát hiện trong khu vực có màu sắc lông như vậy.

    Mặc dù được đặt tên nghe rất hung dữ, nhưng loài dơi “quỷ” nhất nhút nhát. Chúng thường sống trong những khu rừng nhiệt đới hẻo lánh ở Việt Nam để tránh bị con người làm phiền. Tuy nhiên, khi bị bắt loài dơi này trở nên rất hung dữ.

    Giống như hai loài dơi mũi hình ống khác cùng được phát hiện, dơi “quỷ” (beelzebub) phụ thuộc vào những cánh rừng nhiệt đới để sinh tồn và hiện đang bị rủi ro cao trước nạn chặt phá rừng.

    Chỉ trong 4 thập niên qua, 30% diện tích rừng của khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng đã biến mất.

    Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam xếp thứ 16 trong số các quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới và là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái và nguồn gen khác nhau.

    Nghiên cứu của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) cho thấy với sự trải rộng về vĩ độ, khí hậu Việt Nam đa dạng từ nhiệt đới ẩm ở vùng đất thấp phía Nam đến ôn đới ở vùng cao nguyên phía Bắc.

    Vì vậy, Việt Nam có sự đa dạng về môi trường tự nhiên và mức độ đa dạng sinh học cao, trở thành "ngôi nhà" của rất nhiều loài động vật hoang dã. Năm nào cũng có những loài mới được phát hiện và ghi nhận.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/ky-la-loai-doi-co-ten-ang-so-song-o-noi-tranh-bi-con-nguoi-lam-phien-a487106.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan