(ĐSPL) - Cuốn Binh thư kỳ lạ này được lưu truyền trong các dòng họ lớn ở Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Đến nay, người dân nơi đây không thể khẳng định được cuốn Binh thư này xuất phát từ đâu. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Tế Nhị - người có công sưu tầm và giới thiệu cuốn Binh thư này thì khả năng nó xuất phát từ thời Trần. Bởi, nội dung của cuốn Binh thư huyết lệ (Võ trận huyết lệ thư) này gần như mô phỏng lại cách dàn trận đánh giặc của Trần Hưng Đạo xưa.
Cách đánh địch lấy nhân nghĩa làm đầu
Khi chúng tôi về Liễu Đôi để tìm hiểu cuốn binh thư kỳ lạ này, nhiều người dân vẫn biết tới nó. Thậm chí, có gia đình, dòng họ vẫn lưu giữ được cuốn binh thư như một báu vật của làng. Có lẽ, người am hiểu nhất về cuốn binh thư này là nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Tế Nhị.
Bàn về cuốn “Võ trận huyết lệ thư” độc nhất vô nhị chỉ Liễu Đôi mới có, nhà nghiên cứu Nguyễn Tế Nhị cho rằng: “Có lẽ, xưa kia vùng đất Liễu Đôi là vùng chiến trận ác liệt, diễn ra những cuộc thư hùm về binh cơ, võ trận để tiêu diệt kẻ thù phương Bắc của các bậc tiền nhân. Chính vì vậy, nên ngày nay một số dòng tộc như họ Đoàn, họ Bạch, họ Nguyễn... truyền lại cho con cháu. Liễu Đôi là vùng đất thượng võ, nổi danh về võ vật hàng trăm năm qua nên đã bảo lưu được cuốn binh thư độc đáo này”.
Ông Lê Anh Thủy kể chuyện về xới vật của Liễu Đôi. |
Theo tìm hiểu của chúng tôi, cuốn Võ Trận huyết lệ quyết thư này có 46 câu, được viết bằng chữ Hán lẫn chữ Nôm. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một binh pháp dân dã. Nó được viết ra để dễ học và dễ nhớ. Khởi xướng ban đầu có lẽ là của một tướng lĩnh, ông ta soạn để giáo dục binh sỹ về các kỹ năng trận đồ trận chiến. Sau đó, nó được lưu truyền trong dân gian và tồn tại cho đến ngày nay.
Cuốn binh thư này tuy ngắn gọn nhưng hết sức súc tích, có hàm nghĩa sâu xa ẩn chứa những triết
Ngôi đền độc đáo Trong chuyến đi tìm hiểu về Binh thư võ trận huyết lệ thư lần này, chúng tôi ghế thăm ngôi đền thờ chàng trai họ Đoàn. Ngày nay, ngôi đền vẫn giữ được nhiều kiến trúc, điêu khắc của thời Lê. Điểm độc đáo nhất của ngôi đền này đó chính là mặt ngoảnh hướng Bắc (đa số các ngôi đền truyền thống mặt ngoảnh hướng Nam hoặc Đông Nam). Để giải thích cho nét độc đáo này, ông Lê Anh Thủy, Trưởng ban văn hóa xã Liêm Túc kể rằng: “Trước khi mất chàng trai họ Đoàn dặn rằng chôn ngài mặt ngoảnh về hướng Bắc để giáo dục con cháu luôn cảnh giác với kẻ thù tấn công từ phương Bắc đến”. |
lý về chiến tranh nhân dân – một minh chứng cho nghệ thuật chiến tranh lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều, lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn của một dân tộc luôn phải đối đầu trước những đội quân tàn bạo, hùng mạnh đến từ phương Bắc.
Cụ thể, như khởi đầu của binh thư độc đáo này là hai câu “Vong mệnh tồn tâm/ Vong thân tồn chủ” – tạm dịch: “Tính mệnh dẫu mất, song tinh thần vì nước không mất/ Tướng sỹ dẫu có hy sinh, nhưng chủ quyền đất nước vẫn vững bền”. Tinh thần cuốn binh thư là tinh thần chiến đấu tự vệ của những binh sỹ quyết chiến vì nền độc lập tự chủ của đất nước.
Cuốn Binh thư có đoạn viết: “Tướng hiểm, binh tàn, nan công thủ” – ý nói, một đội quân mà tướng hiểm ác, quân tàn bạo thì không thể có khả năng tấn công, phòng thủ gì hết. “Lấy chân lý lập thế/ Lấy kế lập thân” có nghĩa là: Lấy chính nghĩa, lấy chân lý làm thành kế đứng vững chắc/Lấy sách lược, lấy cơ mưu làm sức mạnh diệu kỳ.
Chân lý mà đội quân của cuốn binh thư này muốn xây dựng nó khác biệt hoàn toàn với triết lý của những đội quân ăn cướp, xâm lăng đề cao tính tàn bạo huỷ diệt. Rõ ràng triết lý của cuốn binh thư này là triết lý xây dựng đội quân lấy nhân nghĩa làm trọng.
Một đặc điểm độc đáo của cuốn Binh thư huyết lệ quyết thư đó chính là cách đánh chiến tranh nhân dân. Chiến tranh lấy nhu thắng cương, lấy ít địch nhiều. Cụ thể, trong binh pháp viết: “Thổ binh dân dã/ Cường địch chiến” – nghĩa: Nếu xây dựng được lực lượng vũ trang, dân thôn rộng khắp, có thể đương đầu với kẻ địch hùng mạnh.
Hay như có đoạn viết: “Đánh địch co; mồi nhử/ Đánh địch rữa; mồi tâm” – Địch co lại cố thủ; thì phải dụ địch ra mà đánh/Khi địch đã rệu rã thì dùng binh vận đánh vào lòng địch. “Lai giáo quy hàng, rộng đường tâm phúc” – kẻ địch quay giáo quy hàng, ta nên rộng lượng khoan hồng cho chúng để thu phục nhân tâm.
Mặc dù là cuốn binh pháp dân dã, nhưng có thể nói tư tưởng nhân nghĩa của cuốn binh pháp này hết sức sâu sắc, mang hồn cốt của những dân binh yêu chuộng hoà bình. Cách tổ chức chiến tranh trong cuốn binh pháp này là của những binh sỹ khi kẻ thù buộc phải cầm giáo mác. Chính điều này, các nhà nghiên cứu đánh giá hết sức rất cao.
Tranh tài trong lễ hội vật Liễu Đôi. |
Mưu lược công thành, thuỷ chiến
Mặc dù, xuyên suốt của cuốn binh thư này tính nhân nghĩa làm gốc nhưng đây vẫn là cuốn binh pháp có tính thực chiến hết sức cao. Võ trận huyết lệ quyết thư bày cho cách công thành, phá trại. Cách bày trận nghênh địch, tiến thoái, công thủ. Cách dùng tượng binh, kỵ binh, thuỷ binh hết sức độc đáo.
Cụ thể: “công thành vô binh, thi kỳ hình nội ứng. Có thể hiểu theo hai cách, một là: Đánh thành mà ít quân, thì nhất thiết phải dùng nội ứng. Hai là: kẻ địch ít quân mà dám đánh thành, thì coi chừng có nội ứng.
Hay “Trường túc đa mao, chi theo điểm huyệt” – Thế trận của giặc dàn ra vừa dài, vừa day, thì phải đánh theo lối điểm huyệt (chọn chỗ hiểm yếu nhất mà đánh). “Kỵ binh giáo dài nỏ cứng. Tượng binh hậu ứng cho đều – ý nói: Kỵ binh phải được trang bị Giáo dài, Nỏ cứng mới phát huy được tác dụng tốt trong chiến đấu. Còn tượng binh (tức đánh bằng voi) thì phải có lực lượng hậu ứng phối hợp nhịp nhàng, mới tiến công được. “Tượng binh đắc thế công chiến/ Mã binh đột biến hoàn công” – Ở thế tiến công, thì nên dùng Tượng binh/Còn muốn gây dựng đột biến để thu thắng lợi, thì phải dùng kỵ binh. “Hoả chiến bằng phong/ Long chiến bằng triều” – đánh hoả công thì phải dựa vào chiều gió. Đánh bằng thuyền chiến thì phải dựa vào thuỷ triều... “Vô đại trận, bất đại thành” – Không có những trận quyết chiến chiến lược, thì không thể kết thúc chiến tranh, thu thắng lợi được...
Chia sẻ về những hiểu biết của mình về cuốn binh pháp độc đáo này, nhà nghiên cứu Nguyễn Tế Nhị cho rằng cuốn binh thư này có thể ra đời từ thời Trần. Bởi, trong đó có nhắc đến kiểu đánh độc đáo tương tự như lối đánh của Trần Hưng Đạo từng áp dụng trong chiến tranh chống quân Nguyên Mông xâm lược. Cụ thể như nghệ thuật thuỷ binh dựa vào nước triều, dùng hoả công hay nghệ thuật phục binh, tiến thoái, mai phục... Đem những trận đồ trong cuốn binh pháp này miêu tả khi đối chiếu với các trận đánh lớn của ta trong ba lần đánh kháng chiến chống quân Nguyên Mông có thể tìm ra được nét tương thích. Chính vì lẽ đó có thể suy đoán nó ra đời vào thời nhà Trần.
Tuy nhiên, đây chỉ là một giả thuyết, bởi có thể cuốn binh thư này ra đời trước đó hoặc sau này. Ngoài ra khi đem đối chiếu với truyền thống thượng võ của làng Liễu Đôi cũng có ý kiến cho rằng nó ra đời vào thời Hậu Lê. Bởi đến nay ở Liễu Đôi người ta còn kể lại rằng, khi Lê Lợi tiến quân ra đánh thành Đông Quan, khi đi ngang vùng đất Thanh Liêm Hà Nam dừng lại tiễn quân. Nhân dân vùng này đứng lên hưởng ứng, ủng hộ trong đó có chàng trai họ Đoàn và nữ tướng Bùi.
Theo truyền thuyết, chàng trai họ Đoàn rất say mê võ vật, đầu quân cho Lê Lợi lập nhiều công trạng. Chàng đi đến đâu, quân giặc tan tác đến đó. Cùng ở đội quân với chàng trai họ Đoàn có nữ tướng họ Bùi. Để tưởng nhớ tới tài năng và công trạng của họ nhân dân vùng này đã lập đền thờ chàng trai gọi là “Đền Ông” và đền thờ nàng họ bùi gọi là “Đền Bà”, tôn chàng trai họ Đoàn là Thánh, nữ tướng họ Bùi là Tiên. Hàng năm Liễu Đôi mở hội vật để tưởng nhớ gọi là “Hội Thánh Tiên”. Hội vật Liễu Đôi có từ đó và thu hút người khắp nơi trong vùng về tham gia...
(còn nữa)
Trinh Phúc – Vũ Phương
Xem thêm video:
[mecloud]QpVlwQebeH[/mecloud]