+Aa-
    Zalo

    Kỳ 12: Niềm hạnh phúc sau lần thoát chết thần kỳ của cô gái ung thư ngực

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - 22 tuổi, nữ điều dưỡng viên cứ ngỡ cuộc đời sẽ chấm dứt khi phát hiện mình mang trong người căn bệnh ung thư vú quái ác.

    (ĐSPL) - 22 tuổi, nữ điều dưỡng viên cứ ngỡ cuộc đời sẽ chấm dứt khi phát hiện mình mang trong người căn bệnh ung thư vú quái ác. Đau đớn hơn, tin dữ đó ập đến khi cô cùng người yêu dự định chuẩn bị cho ngày hạnh phúc.

    Nhưng bằng nỗ lực của các bác sỹ và bằng phương pháp ghép tủy mới, cô gái đã thoát chết một cách kỳ diệu. Hiện tại, cô gái đã lên xe hoa và hạnh phúc bên người chồng của mình.tại, cô gái đã lên xe hoa và hạnh phúc bên người chồng của mình.

    Mỗi con người, một số phận

    Là con thứ ba trong một gia đình nông dân nghèo có 4 người con ở xóm 2, xã Trung Thành, huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) nên từ nhỏ Hoàng Thị Hằng (SN 1991) đã có ước mơ thoát ly khỏi ruộng đồng.

    Được gia đình tiếp sức cộng với sự nỗ lực của bản thân, Hằng đã thi đậu vào trường Y, ngành Điều dưỡng. Sau khi ra trường, Hằng xin vào làm việc tại một bệnh viện ở TP. Hồ Chí Minh.

    Cuộc sống của nữ điều dưỡng ấy thêm hạnh phúc hơn khi cô tìm được một nửa còn lại của cuộc đời mình. Nhưng rồi tai họa ập đến khi cô gái trẻ phát hiện mình bị ung thư vú. Kể về biến cố của đời mình, Hoàng Thị Hằng cho biết:

    “Sau hơn 1 năm vào TP.Hồ Chí Minh lập nghiệp, bất chợt vào một ngày đi làm về, tôi cảm thấy ngứa ngáy khắp người. Soi gương thấy trên cổ xuất hiện những nốt hạch, sờ vào có cảm giác cưng cứng, nhưng không đau. Là người làm trong ngành y, tôi bỗng chột dạ, vội đến bệnh viện khám.

    Tại bệnh viện Ung bướu Sài Gòn, tôi như ngất xỉu khi nghe bác sỹ thông báo mình bị u Lympho ác tính. Không tin vào kết quả ác nghiệt đó, tôi tiếp tục chạy đến các bệnh viện khác khám lại, với hy vọng mong manh rằng, mình không bị ung thư, nhưng kết quả vẫn không thay đổi. Trở về phòng trọ, tôi khóc ròng ngày này qua ngày khác khi nghĩ cuộc đời mình đã chấm dứt. Rồi tôi về Nghệ An đến bệnh viện Ung bướu Nghệ An để thăm khám”.

    Nữ bệnh nhân thoát chết thần kỳ.

    Ngày 5/9/2013, Hằng chính thức nhập viện Ung bướu Nghệ An để điều trị. Tại đây, sau khi bóc hạch, các bác sỹ chọc vào khối u, lấy dịch đi sinh thiết tế bào. Kết quả xét nghiệm cho thấy, có tế bào ung thư và quyết định mổ.

    Sau ca mổ, cô gái đó phải tiếp tục chịu 2 đợt truyền hóa chất, làm xét nghiệm. Đau đớn và mệt mỏi, cơ thể yếu ớt, sức khỏe giảm sút trầm trọng, lại thêm suy nghĩ, lo lắng khiến Hằng gầy đi, tóc rụng hết.

    Ngày 31/12/2013, Hằng được Đại tá, PGS.TS bác sỹ Nguyễn Trung Chính - nguyên Chủ nhiệm khoa Ung bướu bệnh viện 108; hiện là cố vấn cao cấp bệnh viện Ung bướu Nghệ An tư vấn về phương pháp điều trị bằng cách ghép tủy (ghép tế bào gốc tạo máu tự thân) cho hiệu quả cao, tỉ lệ thành công khoảng 60-70\%.

    Nghe bác sỹ tư vấn, Hằng đã quyết định tình nguyện thử nghiệm phương pháp điều trị mới. Hằng cho biết thêm, trước khi tiến hành phẫu thuật, cô đã làm công tác tư tưởng cho bố mẹ: “Nếu không may, con có mệnh hệ gì, bố mẹ đừng buồn, con xin chấp nhận số phận”. Nghe con gái nói vậy, bố mẹ Hằng chỉ biết gạt nước mắt, cố vui vẻ mỉm cười để con yên tâm điều trị.

    Ca phẫu thuật hôm đó kéo dài 4 giờ, trong sự hồi hộp vừa kỳ vọng, vừa đan xen nỗi suy tư đến tột cùng của người thân trong gia đình Hằng và ca phẫu thuật cũng kết thúc.

     Tuy nhiên, niềm vui kéo dài chưa được bao lâu thì lo âu lại ập đến với cô gái. “Sau khi được đưa vào phòng cách ly một tuần, em lại thấy ngứa ở nơi ghép tủy, lưng đau dữ dội. Em sợ, bị biến chứng. Nhưng lúc đó, các bác sỹ lại vui mừng thông báo: Như thế là tủy đã mọc rồi! Giây phút ấy, em và cả gia đình vỡ òa trong hạnh phúc, sung sướng. Em đã được sinh ra lần thứ hai trong đời”, Hằng bồi hồi nhớ lại.

    Sau khi theo dõi hơn 1 tháng, các xét nghiệm tủy của Hằng đều cho kết quả khả quan. Các chỉ số tế bào máu của Hằng đã trở lại gần như bình thường, đặc biệt tổn thương di truyền như cấy nhiễm sắc thể tủy PH1 âm tính.

    Ngày 18/1/2014, sau một thời gian theo dõi, nhận thấy các chỉ số xét nghiệm đều bình thường nên Hoàng Thị Hằng đã được ra viện. Hiện tại, cô đã lên xe hoa và sống hạnh phúc bên người chồng.

    Câu trả lời cho tương lai?

    Trở về từ bệnh viện sau khi điều trị thành công căn bệnh ung thư vú bằng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, bà Đinh Thị Liễu (52 tuổi) trú tại khối 1, thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đang vui sống với chồng và các con.

    Được biết, vào đầu năm 2013, bà Liễu phát hiện mình nổi các cục u nhỏ ở vú trái, khi sờ vào khá cứng, nhưng không đau. Nghĩ là u lành nên bà Liễu cứ chần chừ không đi khám.

    Đến tháng 9/2014, bà vào khám ở bệnh viện Ung bướu Nghệ An thì được các bác sỹ cho biết bà bị u ác tính cần phải phẫu thuật gấp. Nhận thông báo từ bác sỹ, bà Liễu suy sụp hẳn, bà lo lắng không thiết ăn, uống nên chỉ trong vòng mấy ngày đã sụt hàng chục kg.

    Nằm điều trị ở bệnh viện Ung bướu Nghệ An, bà Liễu cùng các bệnh nhân bị ung thư vú được bác sỹ Nguyễn Trung Chính nói chuyện và phổ biến về phương pháp chữa ung thư vú bằng ghép tế bào gốc tạo máu tự thân.

    Vào thời điểm này, ở Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào chữa khỏi bệnh bằng phương pháp này. Bà Liễu cho biết: “Thời gian nằm viện, tôi thấy các bệnh nhân cùng buồng nói, họ cũng đã điều trị ở các bệnh viện khác nhưng chỉ một thời gian ngắn là bệnh lại tái phát.

    Nghĩ đến việc phải thường xuyên đến bệnh viện để điều trị bằng phương pháp cũ như truyền hóa chất, xạ trị đau đớn mà sức khỏe suy kiệt, nên tôi đã bàn với chồng con theo cách chữa trị bằng phương pháp mới”.

    Ngày 12/11/2014, bà Liễu được đưa vào phòng vô trùng để tiến hành việc cấy ghép tế bào. Hơn một tuần sau, bà Liễu xuất hiện tình trạng ngứa ở nơi ghép tủy và đau lưng dữ dội. Trái với tâm trạng lo lắng của bà Liễu, các bác sỹ vui mừng thông báo, tủy đã bắt đầu mọc, việc cấy ghép tế bào đã thành công.

    Ngày 11/12, bà Liễu được ra viện trong niềm vui khôn tả của gia đình và cả tập thể cán bộ bác sỹ bệnh viện. Trở về quê, sức khỏe bà Liễu đang dần hồi phục, da dẻ hồng hào và có thể làm một số việc nhẹ.

    Hàng ngày, bà giúp chồng con làm những việc nhẹ trong nhà và chăm sóc những chú chim để bán cho khách hàng. Chìa đôi bàn tay, bà Liễu sung sướng cho biết: “Ngày trước truyền hóa chất khiến da dẻ sần sùi, khô ráp, thâm đen nhưng nay thì đỡ rồi. Giờ tôi thấy khỏe mạnh lắm, cứ như mình được sinh ra lần thứ hai trong đời ấy”.

    Đại tá, PGS.TS bác sỹ Nguyễn Trung Chính phân tích: “Những bệnh ung thư nói chung là phải được điều trị bằng phẫu thuật, bằng hóa chất và bằng xạ trị, đạt được lùi bệnh hoàn toàn, sau đó tiến hành ghép tủy nhằm diệt hoàn toàn tế bào gốc ung thư trong tủy xương và làm sạch tủy xương.

    Như vậy, các tế bào lành tính cũng như ác tính trong tủy xương đều bị tiêu diệt hết. Khi đó, chúng ta tiến hành ghép tế bào gốc tự thân cho bệnh nhân nhằm khôi phục lại các tế bào: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu phát triển ra máu ngoại vi và đạt đến chỉ số bình thường”. Niềm hạnh phúc sau lần thoát chết thần kỳ của cô gái ung thư ngực Hoàng Thị Hằng đang kể lại giây phút cải tử hoàn sinh của mình.

    Lời khuyên của bác sỹ

    “Trước khi phác đồ điều kiện diệt toàn bộ sạch tủy xương chúng ta tiến hành lấy tế bào gốc bằng phương pháp tách tế bào máu ngoại vi tự thân.

    Sau đó, đưa vào xử lý và bảo quản ở 196oC. Khi bệnh nhân đủ điều kiện chúng ta dùng tế bào này ghép cho bệnh nhân. So với các phương pháp chữa trị ung thư khác (phẫu thuật, xạ trị và hoá chất), ưu điểm của phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân là có thể diệt sạch các tế bào ung thư, ít trường hợp bị tái phát hơn”, bác sỹ Chính nói.

    Hà Hằng

    Xem thêm video tin tức:

    [mecloud] zuv6FEmVlR[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ky-12-niem-hanh-phuc-sau-lan-thoat-chet-than-ky-cua-co-gai-ung-thu-nguc-a113364.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.