+Aa-
    Zalo

    Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế trong thương mại

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tranh chấp hợp đồng được hiểu là mâu thuẫn giữa các chủ thể giao kết hợp đồng về việc thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ...

    Tranh chấp hợp đồng được hiểu là mâu thuẫn giữa các chủ thể giao kết hợp đồng về việc thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã được ký kết. Do đó giải quyết tranh chấp hợp đồng là phương thức để làm rõ, chấm dứt mâu thuẫn này.

    Dựa trên bản chất về tranh chấp hợp đồng Quý vị có thể thấy cách giải quyết tranh chấp không đơn thuần là khởi kiện để giải quyết một yêu cầu nào đó của các bên như yêu cầu trả tiền, yêu cầu chịu phạt hợp đồng hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bởi, mâu thuẫn trong việc thực hiện hợp đồng sẽ chấm dứt khi: (i) Bên không thực hiện hợp đồng thay đổi suy nghĩ do lường trước các hậu quả nếu vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; (ii) Bên bị vi phạm hợp đồng không muốn mâu thuẫn trầm trọng hơn do cần giữ mối quan hệ với đối tác hoặc mong muốn hợp đồng được hoàn thành dù các bên phải đối thoại, sửa đổi hợp đồng đã ký kết. Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế được các luật gia đúc kết cách giải quyết theo các phương thức sau:

    Đầu tiên là phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thông qua thương lượng, hòa giải: Đây là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người trên nhiều lĩnh vực, hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau thỏa thuận, thống nhất giải quyết bất đồng và tự nguyện thực hiện việc thỏa thuận đó. Ở Việt Nam việc hòa giải tranh chấp kinh doanh đã được coi trọng từ lâu. Khi có tranh chấp kinh doanh, các bên cần thương lượng, hòa giải với nhau. Trường hợp thương lượng, hòa giải không thành mới đưa vụ việc ra Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết. Và tại Tòa án, Trọng Tài các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau. Theo thống kê ở nước ta, số lượng tranh chấp kinh tế hàng năm được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm đến quá nửa tổng số vụ việc mà Tòa án, Trọng tài đã giải quyết. Ưu điểm của giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng hòa giải luôn là đơn giản, nhanh chóng, đỡ tốn kém nhất. Tuy nhiên lại có nhược điểm là khả năng thành công không cao nếu hợp đồng kinh tế đã ký không có nhiều điểm để các bên dựa vào đó mà đàm phán, gây sức ép thương lượng với đối tác.

    Thứ hai là lựa chọn khởi kiện tranh chấp ra Tòa án hoặc Trọng tài để giải quyết tranh chấp hợp đồng. Việc lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thông qua Tòa án hoặc Trọng tài thương mại cũng không đảm bảo sẽ giải quyết triệt để mâu thuẫn bởi nhiều trường hợp phán quyết trọng tài bị hủy, bán án của Tòa án bị sửa, hủy dẫn đến các bên lại phải theo kiện lại từ đầu. Chúng tôi không phân tích nhiều vào phương thức giải quyết tranh chấp này bởi trước khi lựa chọn Quý vị cần đặt ra câu hỏi: “Khởi kiện có đòi được tiền không? Khởi kiện tranh chấp hợp đồng có lợi và hại như thế nào?” Vấn đề này đặc biệt quan trọng trong việc khởi kiện đòi nợ doanh nghiệp theo hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ đã ký kết.

    Một số luật sư chia sẻ kinh nghiệm lớn nhất trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế đó là hạn chế để các bên không vi phạm hợp đồng, nên phòng còn hơn chống. Để làm được điều này các bên cần cẩn trọng trong quá trình soạn thảo hợp đồng và đàm phán hợp đồng, càng chi tiết, càng đầy đủ càng tốt. Một hợp đồng khi phát sinh tranh chấp sẽ làm các bên thiệt hại bao nhiêu? Sẽ làm tốn bao nhiêu thời gian? Sẽ đọng vốn trong bao lâu? Không thu hồi được tiền đã bỏ ra thì doanh nghiệp mất bao nhiêu? Các câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được tầm quan trọng của việc soạn thảo hợp đồng chặt chẽ và đúng pháp luật. Doanh nghiệp khi cần luật sư tư vấn soạn thảo, sửa đổi bổ sung hợp đồng hoặc giải quyết tranh chấp hợp đồng có thể liên hệ luật sư Trí Nam – Công ty luật kinh tế uy tín tại Hà Nội. Có luật sư song hành Quý vị sẽ yên tâm về việc dự thảo hợp đồng là chặt chẽ, nội dung hợp đồng là thuận tiện cho việc thực hiện và bảo vệ quyền lợi tốt nhất của doanh nghiệp mình nếu có tranh chấp.

    Thông tin liên hệ CÔNG TY LUẬT TRÍ NAM

    Điện thoại: 0934.345.745 Email: [email protected]

    Thu Hà

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kinh-nghiem-giai-quyet-tranh-chap-hop-dong-kinh-te-trong-thuong-mai-a350946.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan