+Aa-
    Zalo

    Kinh nghiệm bỏ túi để không bị “chặt chém” khi du lịch

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Nạn “chặt chém” khách du lịch xảy ra ở rất nhiều nơi và nếu không tỉnh táo, bạn rất dễ mất tiền oan. Để trở thành những du khách khôn ngoan, hãy lưu ý những điều

    (ĐSPL) – Nạn “chặt chém” khách du lịch xảy ra ở rất nhiều nơi và nếu không tỉnh táo, bạn rất dễ mất tiền oan. Để trở thành những du khách khôn ngoan, hãy lưu ý những điều sau.

    Những số điện thoại phòng thân

    Bạn hãy lưu trong danh bạ những số điện thoại khẩn cấp để phòng trường hợp cần gọi tới. Những số điện thoại bạn cần là: Đường dây nóng phản ánh về tình trạng du lịch của địa phương, cảnh sát khu vực, khách sạn nơi bạn trọ… để phòng lúc bị trộm cắp, quấy rối hay bị bắt cóc.

    Đừng bỏ qua những cảnh báo

    Tìm hiểu những cảnh báo về nạn chặt chém ở nơi bạn du lịch thông qua các diễn đàn, trang du lịch. Bạn sẽ biết nên tránh xa những 'điểm đen' nào hoặc học một vài 'bí kíp' để ứng phó trong tình huống bị “ép giá”.

    Các diễn dàn về du lịch nói riêng và trang mạng xã hội nói chung đều có thể chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm quý báu để tránh bị 'chặt chém' khi đến một điểm du lịch nào đó.

    Chứng tỏ mình hiểu biết, thân thiện, tự nhiên như người bản xứ

    Thay vì xa lạ như một khách du lịch, hãy gần gũi, thân thiện, cởi mở và tỏ ra là người hiểu biết như người bản xứ. Điều này sẽ giúp bạn tránh được nạn chặt chém.

    Trước khi xách ba lô lên và đi, hãy tìm hiểu kỹ càng về lịch sử, văn hóa, những nét đặc trưng vùng miền, thậm chí học nói tiếng địa phương.

    Ngoài ra, ghi nhớ các tuyến đường trung tâm, những điểm đến nổi bật và khoảng cách di chuyển sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng bị 'làm giá' khi sử dụng phương tiện đi lại.

    Tránh tiền mất tật mang vì “cò”

    Hầu hết ở các điểm du lịch đều có “cò” nên bạn nhất định phải thật tỉnh táo để tránh bị “cò” dụ dỗ. Có rất nhiều loại “cò” từ “cò” xe ôm, “cò” taxi, “cò” khách sạn, “cò” quán ăn, “cò” các shop… Tốt nhất nên sử dụng dịch vụ của các hãng, thương hiệu đáng tin cậy. Hoặc hỏi thăm người địa phương để có được những thông tin chính xác và thiết thực nhất.

    Không mang nhiều tiền, trang sức

    Khi đi du lịch, lời khuyên dành cho du khách là không nên mang theo nhiều tiền mặt, trang sức, tư trang. Bạn chỉ nên mang theo những thứ cần thiết nhất, càng gọn nhẹ càng tốt.

    Nếu mang theo nhiều tiền mặt, bạn nên chia ra cất nhiều nơi phòng khi bị mất cắp. Tốt nhất, bạn nên đem theo thẻ tín dụng kèm theo một ít tiền mặt để tiêu dùng, ăn uống, khi cần thì rút sau cho an toàn.

    Không ngại mặc cả

    Điều cần thiết khác khi bạn đi du lịch là không ngại mặc cả. Thông thường các du khách là nam giới có thể ngại trả giá nên họ thường mua sản phẩm đắt hơn và người bán cũng không tiếc ra giá cao. Còn phụ nữ nên lưu ý để có thể đưa ra giá phù hợp để có thể sở hữu món đồ ưng ý.

    Ở một số nơi, bạn phải trả giá giảm 50-70\% so với giá người bán, nhưng có nơi chỉ cần giảm 10-20\%,... Nếu bạn không tinh ý sẽ rất dễ bị mua món hàng với giá "trên trời" và rơi vào cảm giác đang bị lừa.

    Mua đặc sản tận gốc

    Hãy ghé vào các làng nghề địa phương để mua sắm các món đồ lưu niệm và tìm mua các sản vật tươi ngon. Khi mua tận gốc hàng hóa giá cả bao giờ cũng rẻ hơn, đồng thời bạn có cơ hội tìm hiểu về cách làm ra những món hàng độc đáo, chất lượng cao.

    BÁCH NHẬT

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kinh-nghiem-bo-tui-de-khong-bi-chat-chem-khi-du-lich-a101520.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.