+Aa-
    Zalo

    Kiểu ngồi quen thuộc của nhiều người Việt gây ảnh hưởng cực lớn cho sức khỏe

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tưởng chừng như vô hại nhưng thói quen ngồi bắt chéo chân có thể gây nên một vấn đề về xương khớp, huyết áp, tuần hoàn máu.

    Ngồi vắt chéo chân là thói quen của nhiều người nhưng dưới tác động của một số yếu tố như thời gian, tư thế này có thể gây hại đến sức khỏe.

    tac hai ngoi bat cheo chan

    1. Đau cổ và lưng

    Khi ngồi bắt chéo chân, phần hông hơi xoắn lại khiến khung chậu mất thăng bằng, từ đó gây áp lực lên cột sống và dẫn đến các cơn đau. Ngồi bắt chéo chân liên tục hàng ngày, hàng tuần là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đau lưng, cổ và thoát vị đĩa đệm.

    2. Tăng huyết áp tạm thời

    Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng, ngồi vắt chéo chân với đầu gối làm tăng huyết áp đáng kể. Đáng chú ý là, nếu bắt chéo chân ở vùng cổ chân thì hiện tượng tương tự với huyết áp không xảy ra. của bạn. Bên cạnh đó, những đợt tăng huyết áp đột biến này nếu có thì cũng chỉ mang tính chất tạm thời. Tuy nhiên, nếu là người có vấn đề về huyết áp thì đây là thói quen nên tránh xa hoàn toàn.

    tac hai ngoi bat cheo chan 2

    3. Thoái hóa khớp

    Khi ngồi bắt chéo chân thì xương bánh chè sẽ cọ xát với các xương khác, gây đau vùng trước khớp gối. Đối với những người đã bị đau khớp gối, ngồi bắt chéo chân sẽ khiến cho các sụn thoái hóa bị đè và xoắn, làm bệnh nặng thêm. Do vậy, chúng ta cần thay đổi thói quen ngồi bắt chéo chân ngay từ bây giờ, càng sớm càng tốt.

    4. Hình thành tư thế xấu

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ngồi khoanh chân lâu hơn 3 giờ mỗi ngày có thể khiến vai và xương chậu bị nghiêng sang một bên, cũng như khiến đầu hướng về phía trước nhiều hơn. Thói quen này còn có thể làm lệch cột sống, hình thành tư thế xấu, kéo theo đó là hiện tượng đau và cứng các cơ.

    tac hai ngoi bat cheo chan 3

    5. Đau hông

    Ngồi bắt chéo chân tức là hông của bạn nghiêng qua một bên, điều này có thể gây áp lực vào khớp hông còn lại. Thêm nữa khi bạn ngồi không đúng cách trong 40-50 giờ hàng tuần trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, bạn cũng có thể giảm sức mạnh ở phần hông, dẫn đến khó chịu, căng cơ hông và đau đớn. Kéo giãn cơ hông hoặc tập thói quen ngồi với hai chân thăng bằng là những bước đầu tiên giúp bạn ngăn chặn tình trạng đau hông sau này.

    6. Gây giãn tĩnh mạch ở chân

    Ngồi vắt chéo chân khiến cho khí huyết không được lưu thông, làm tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch, thậm chí còn gây ra phù thũng chân dưới, làm cho vết thương nhỏ xíu khó lành, tăng thêm nguy cơ lở loét chân. Ngồi vắt chéo chân không chỉ làm chân đau sưng, giãn tĩnh mạch mà nguy hiểm hơn còn bị vẹo cột sống, đĩa đệm tổn thương…Người bị bệnh này thường rất khó chữa khỏi. Ngoài ra, tư thế ngồi này còn dễ gây ra hiện tượng chuột rút ở chân khi ngồi quá lâu.

    tac hai ngoi bat cheo chan 4

    7. Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

    Đối với nam giới, khi ngồi bắt chéo chân làm cho nhiệt độ bên trong chân và xung quanh bộ phận sinh dục tăng cao, ảnh hưởng tới sự hình thành của tinh binh. Ngồi bắt chéo chân là một thói quen không tốt, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người và là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh tật. Tư thế tốt nhất khi ngồi là đặt 2 chân lên sàn nhà để cân bằng trọng lượng cơ thể. Khi muốn thay đổi tư thế, thay vì vắt chéo chân, chỉ cần dịch cả hai chân sang một bên hoặc nhẹ nhàng bắt chéo chân ở mắt cá.

    Linh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kieu-ngoi-quen-thuoc-cua-nhieu-nguoi-viet-gay-anh-huong-cuc-lon-cho-suc-khoe-a551681.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan