+Aa-
    Zalo

    Kiến ba khoang - nỗi ám ảnh của người dân TP. HCM

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Mấy ngày gần đây kiến 3 khoang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người dân sống trong các khu chung cư cao tầng, khu ký túc xá sinh viên tại TP. HCM.

    (ĐSPL) - Mấy ngày gần đây, kiến 3 khoang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người dân sống trong các khu chung cư cao tầng, khu ký túc xá sinh viên tại TP. HCM.

    Kiến 3 khoang xuất hiện tại căn hộ cao cấp ở Sài Gòn

    Tin tức từ Tri thức trực tuyến, một người dân ở khu chung cư block A5 cho biết, hầu như ngày nào nhà chị này cũng bị loài côn trùng bò vào. "Chúng thường xuất hiện vào khoảng 18h. Nhất là khi nhà lên đèn, ánh sáng thu hút chúng đến nhiều hơn”.

    Khi phơi quần áo ngoài trời, người phụ nữ này phải kiểm tra rất kỹ để đảm bảo không có con kiến nào bám vào. Buổi tối trước khi đi ngủ, 2 vợ chồng kiểm tra chăn, gối một lần nữa. Thế nhưng con gái chị vẫn bị kiến 3 khoang cắn 2 lần.

    Kiến ba khoang tấn công khu chung cư cao cấp tại TP. HCM. (Ảnh: Tri thức trực tuyến)

    Chủ căn hộ chung cư cho biết thêm, không chỉ riêng chị mà hầu hết người dân ở khu A5, đặc biệt là các tầng cao chịu chung cảnh ngộ. Nhiều người phải mua lưới chặn côn trùng về bịt kín cửa sổ.

    Cùng chung cảnh kiến ba khoang tấn công, một người dân ở khu A4 cho hay, trong một đêm vợ chồng anh bắt được hàng chục con kiến 3 khoang.

    Không chỉ có khu vực này mà nhiều cư dân sinh sống ở các khu A3, A4, A5 cũng bị kiến tấn công. Trong đó, nhiều người bị cắn với các mức độ nặng nhẹ khác nhau.

    "Kiến đốt gây cảm giác nóng rát rất khó chịu, sau đó vết thương sưng tấy lên, tôi phải đi mua thuốc về điều trị. Mong ban quản lý chung cư sớm có giải pháp khắc phục để chúng tôi yên tâm sinh sống", một người dân tâm sự", người dân cho hay.

    Kiến ba khoang, nỗi ám ảnh của sinh viên KTX

    Báo Thanh niên đưa tin,theo nhiều sinh viên, năm nay kiến lại xuất hiện nhiều bất thường. Do môi trường xung quanh có nhiều bãi cỏ, nhiều khoảng trống trong khuôn viên nên kiến ba khoang sinh sôi và phát triển rất nhanh. Cũng vì vậy mà những phòng nằm ngay khu vực đón gió chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

    Là một trong những nạn nhân, sinh viên Nguyễn Hoàng Thanh Phúc (năm 3, trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) sống tại nhà BA5 rùng mình kể: “Mỗi lần bôi thuốc là một cực hình, rất đau và rát. Mặc dù ngủ có mắc mùng nhưng vẫn bị nguyên cả cánh tay. Giờ tay không gập cũng không duỗi thẳng được”.

    Kiến ba khoang cắn tay một sinh viên. (Ảnh: Thanh niên)

    Theo sinh viên này, hiện tại phòng của Phúc ở có thêm 2 sinh viên khác cũng bị kiến ba khoang cắn, nên cả phòng đều bị ám ảnh và không dám mở cửa vào buổi tối.

    Còn một sinh viên tên Lê Tâm (trường Đại học Kinh tế - Luật) cho biết: “Sinh viên đang chết dần vì đau đớn, xấu hổ và mình là một đứa con gái không dám soi gương ngày nay vì “đặc sản” ĐHQG ban tặng, ơn trời mình vẫn chưa bị mù”.

    Những dòng chia sẻ của Lê Tâm nhanh chóng nhận được sự đồng cảm của đông đảo sinh viên khác trong KTX và cũng nhận được nhiều lời khuyên của những bạn đã từng “có kinh nghiệm” bị kiến ba khoang cắn.

    Cần phân biệt giữa zona với vết cắn của kiến ba khoang

    Trước tình hình kiến ba khoang ồ ạt tấn công sinh viên, trao đổi với Thanh Niên Online vào sáng 29/9, bà Nguyễn Thị Trọng, Trưởng Trạm y tế, KTX ĐHQG cho biết: “Kiến ba khoang là dịch thường niên, tuy nhiên trong 2 tuần gần đây thì xuất hiện nhiều đột biến.

    Vì ban ngày các em đi học nên Trạm Y tế làm việc cả buổi tối để các em có thể ghé lấy thuốc bất kỳ lúc nào. Từ đầu tháng 9 đến 28/9, Trạm Y tế đã thăm khám và phát thuốc điều trị cho 130 ca tại khu A, 265 ca tại khu B. Đồng thời cũng ghi nhận tổng số phòng xuất hiện kiến ba khoang tại 2 khu A và B lần lượt là 150 và 480”, Trưởng trạm y tế cho biết.

    Sáng cùng ngày, bà Phùng Thị Hương Lan, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý ĐHQG TP.HCM cũng cung cấp thêm thông tin, trong sáng 29/9, Trung tâm Y tế KTX đã phối hợp với Khoa chống dịch của Trung tâm Y tế dự phòng Q.Thủ Đức đi khảo sát tình hình để tìm ra biện pháp xử lý và ngăn ngừa.

    Bà Lan cũng cho biết thêm, trong ngày hôm qua 28/9, Ban quản lý KTX đã đăng tải video về các biện pháp phòng tránh kiến ba khoang cho sinh viên ở KTX lên các trang thông tin của KTX.

    Kiến ba khoang được người dân bắt. (Ảnh: Tri thức trực tuyến)

    Đồng thời, mỗi ngày đều đi kiểm tra và thăm hỏi tình hình tại từng phòng và lên danh sách những sinh viên bị kiến ba khoang tấn công để có biện pháp điều trị kịp thời cho sinh viên yên tâm học hành.

    Còn theo một bác sĩ làm việc tại Bệnh viện da liễu TP.HCM cho biết, hiện nay đang là thời điểm cao trào của dịch kiến ba khoang. Thời gian này, bệnh viện liên tục tiếp nhận các trường hợp viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang.

    Vết thương do kiến ba khoang gây ra không quá nguy hiểm nếu xử lý và điều trị đúng cách. Khi phát hiện vết thương do loại kiến này gây ra, cần phải rửa sạch ngay với nước và tránh để những bộ phận khác trên cơ thể tiếp xúc với bề mặt vết thương. Ngay sau đó đến thăm khám ở các cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

    Cũng theo vị bác sĩ này, thực chất vết thương không phải do kiến ba khoang cắn mà do dịch của nó gây ra nên rất dễ lây lan sang những vùng khác. Nhiều người hay nhầm lẫn giữa vết thương do kiến ba khoang gây ra với zona. Cách phân biệt 2 loại này như sau: nếu bị zona thì tại vị trí vết thương mụn nước sẽ mọc thành chùm ở 1 bên cơ thể. Còn vết thương do kiến ba khoang cắn thường nổi hồng, rát, mưng mủ và không mọc thành chùm.

    Kiến 3 khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes, thân mình thon, dài 0,9 - 1,2 cm. Loài này thường xuất hiện vào mùa mưa khi độ ẩm cao.

    Chúng sống trong ruộng lúa, ăn rầy nâu và rất thích ánh sáng đèn. Trong cơ thể của chúng nhiều độc tố Pederin, có tính xuyên thấm da với độc tính gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ.

    Khi giết chết kiến 3 khoang trên cơ thể, pederin sẽ tiếp xúc với da, gây viêm da nặng.

    Khi bị cắn hay lỡ tay đập chết chúng trên da, cần rửa sạch nhanh chóng bằng xà phòng. Nếu vết thương bị loét, nổi bọng nước, nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu khám.

    Đức An (Tổng hợp)

    Xem thêm video tin tức:

    [mecloud]KjdnvSqkuF[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/kien-ba-khoang---noi-am-anh-cua-nguoi-dan-tp-hcm-a112868.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.