+Aa-
    Zalo

    Kì lạ những người phụ nữ "nhìn thấy" ung thư bằng ngón tay

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bị mù mắt, nhưng những người phụ nữ này lại được ban cho khả năng có thể dùng ngón tay để phát hiện sớm căn bệnh ung thư vú nguy hiểm.

    Bị mù mắt, nhưng những người phụ nữ này lại được bạn cho khả năng có thể dùng ngón tay để phát hiện sớm căn bệnh ung thư vú nguy hiểm.

    Một buổi sáng mùa đông năm 2011, cô Leidy Garcia sống tại Cali, Colombia thức dậy và nhận ra rằng mình không còn nhìn thấy gì nữa. Sau đó, một phụ nữ khác tên là Francia Papamija cũng bị mù...

    Chứng mù lòa khiến họ chìm trong bóng tối nhưng nó lại khiến xúc giác của họ trở nên mạnh hơn và trở thành một thứ vũ khí quý giá trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư vú của Colombia.

    Garcia và Papamija là 2 trong số 5 phụ nữ bị mù hoặc khiếm thị đã được huấn luyện đặc biệt cách sử dụng ngón tay để phát hiện căn bệnh ung thư vú, một trong những "sát thủ" mạnh nhất ở Colombia.

    Căn bệnh này gây ra 2.500 ca tử vong và 7.000 ca mắc bệnh hàng năm trong khi quốc gia này rất thiếu các thiết bị phát hiện ung thư tiên tiến.

    Các học viên đặc biệt này đang sử dụng một phương pháp được phổ biến bởi bác sĩ người Đức Frank Hoffman cách đây một thập kỷ. Ông đã xác nhận rằng những người mù có khả năng bẩm sinh để phát hiện các cục u nhỏ - lúc còn dưới dạng nhóm tế bào - dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư vú.

    Luis Alberto Olave, bác sĩ phẫu thuật và là điều phối viên của dự án Hands Save Lives tại bệnh viện San Juan de Dios của Cali cho biết: "Những người bị suy giảm thị giác có độ nhạy cảm cao hơn người thường. Xúc giác nhạy cảm khiến họ có thể phân biệt được sự khác nhau giữa các thành phần."

    Phương pháp này của Hoffman được thử nghiệm ở Đức, Áo và hiện đã được đưa đến Nam Mỹ với sự hỗ trợ của ngân hàng Châu Mỹ Latinh CAF.

    Có 5 phụ nữ từ 25 đến 35 tuổi, không bị các bệnh liên quan đến tim mạch hoặc thần kinh (có thể cản trở sự nhạy cảm của họ), được đào tạo và khi tốt tốt nghiệp sẽ trở thành những trợ lý kiểm tra xúc giác.

    Cô Papamija, 35 tuổi, mất thị lực khi mới 7 tuổi do bị chứng võng mạc tách rời, nói: "Chúng tôi đang phá vỡ định kiến cho rằng những người khuyết tật không thể nghĩ tới làm việc gì hữu ích."

    Kết quả tốt hơn dự đoán

    Tại bệnh viện, các bác sĩ nhận thấy rằng việc khám bệnh của các trợ lý xúc giác mang lại hiệu quả tốt hơn so với việc khám bệnh thông thường.

    Bác sĩ Olave nói: "Việc khám lâm sàng do các trợ lí này thực hiện thường cẩn thận hơn nhưng cũng mất thời gian hơn. Tuy vậy, các bệnh nhân lại cảm thấy thoải mái hơn là để cho các bác sĩ khám theo phương thức truyền thống.

    Thực tế khám nghiệm lâm sàng cho thấy, người bệnh có thể tự kiểm tra và phát hiện được khối u có kích thước từ 15-20mm, các bác sĩ khám bệnh có thể phát hiện kích thước 10mm, trong khi người mù có thể tìm thấy những nốt u rất nhỏ, chỉ 8mm.

    Chụp X quang là phương pháp thường được phổ biến rộng rãi ở các nước phát triển và được khuyến cáo nên làm thường xuyên cho những phụ nữ trên 40 tuổi. Nhưng tại Colombia, dịch vụ này không được phổ biến rộng rãi do các cơ sở y tế tiên tiến tương đối hiếm hoi. Do vậy, phương pháp chẩn đoán "bệnh viện Cali" đang có tầm quan trọng rất lớn.

    Cuộc sống mới

    Garcia đã gần như bị mù hoàn toàn cách đây 6 năm sau khi bị huyết khối động mạch, một chấn thương khiến cô phải bỏ dở khóa học kỹ sư của mình.

    "Những người sáng mắt thường mang cái nhìn trực quan, nghĩa là họ tự hướng dẫn mình về những thứ nhìn thấy. Nhưng người mù như tôi lại cảm nhận sự việc bằng xúc giác và thính giác.", cô gái 26 tuổi này nói.

    Khi Garcia vuốt ngực của bệnh nhân để tìm khối nang hoặc u cục, nếu thấy cô sẽ dùng bút màu đỏ hoặc vàng đánh dấu chúng. Sau đó, các bác sĩ sẽ được thông báo để làm các kiểm tra sâu hơn nhằm xác định chính xác các mô bị ung thư.

    Mỗi lần khám bệnh của họ sẽ mất khoảng 45 phút, trong khi nếu dùng phương pháp truyền thống thì chỉ hoàn thành trong vòng 10 phút.

    Papamija cho hay cô thường cảm thấy khó khăn khi giải thích cho bệnh nhân rằng mình tìm thấy 1 khối u bất thường. Bởi người bệnh sẽ thường phản ứng theo 2 cách: Tò mò hoặc nghi ngờ. Có người nghe thấy sẽ im lặng, số khác thì lại kể lể về các vấn đề sức khỏe cá nhân.

    Một phụ nữ làm nghề bán hàng 42 tuổi sau khi được Papamija kiểm tra đã nói: "Cô sờ rất chính xác nhưng sự thật là tôi cảm thấy rất kinh khủng."

    Bà mẹ này nói thêm: "Họ đã tìm thấy một cái gì đó, nhưng bác sĩ nói rằng đó chỉ là một hạch bị viêm".

    Theo bác sĩ Olave, mỗi 100 nốt u được phát hiện trong các cuộc kiểm tra như thế này thì chỉ có khoảng 10 nốt là ác tính.

    Trước khi trở thành những phụ tá y tế xúc giác, Garcia và Papamija không có việc làm, giống như 62% nửa triệu người khiếm thị của Colombia tren tổng số dân 48 triệu người. Theo Viện nghiên cứu người khiếm thị, con số này cao gấp bảy lần so với tỷ lệ việc làm ở Colombia.

    Olave tin rằng phương pháp này là một lối thoát quan trọng những cho việc sử dụng người khiếm thị, và họ đang có kế hoạch đào tạo một nhóm trợ lý y tế mới vào năm

    Minh Minh(Theo Asiaone)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ki-la-nhung-nguoi-phu-nu-nhin-thay-ung-thu-bang-ngon-tay-a213318.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan