+Aa-
    Zalo

    Không quân Ukraine đã thay đổi thế nào sau 2 tháng xung đột?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby, lực lượng không quân Ukraine đã có nhiều máy bay chiến đấu có thể bay hơn so với hồi đầu tháng 4.

    Trao đổi với phóng viên ngày 19/4 (giờ địa phương), Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby cho biết Không quân Ukraine đã có thêm "nhiều máy bay có thể hoạt động hơn so với 2 tuần trước đó". 

    Một những nguyên nhân của sự thay đổi này là nhờ vào viện trợ từ các nước phương Tây. Ông Kirby chia sẻ: "Tôi chỉ muốn nói, mà không đi sâu vào những gì các quốc gia khác đang cung cấp, rằng họ đã nhận được các nền tảng và bộ phận bổ sung để có thể tăng quy mô đội lực lượng của họ". 

    Lực lượng Không quân Ukraine sau đó đã làm rõ tuyên bố của ông John Kirby, nói rằng những gì họ nhận được "chính thức" là các phụ tùng thay thế chứ không phải nguyên một chiếc máy bay. Thông tin này cũng đã được Lầu Năm Góc xác nhận vào ngày 20/4.

    Quan chức Quốc phòng Mỹ nói thêm trong nhiều trường hợp, các phụ tùng thay thế đã giúp Ukraine có thể đưa thêm 20 máy bay của họ tham gia hoạt động. 

    Không khó để đoán các bộ phận của máy bay chiến đấu có thể đến từ đâu. Các chính phủ Bulgaria, Ba Lan và Slovakia cách đây vài tuần đều cho biết họ sẵn sàng chuyển giao cho Ukraine những chiếc MiG-29 cũ hoặc phụ tùng tương tự.

    screen shot 2022 04 23 at 081908
    Máy bay MiG-29 của Không quân Ukraine. Ảnh: Wikimedia

    Bất chấp một số tuyên bố về mặt ngoại giao, có vẻ như cả ba nước này đều đã chuyển giao một số bộ phận của chiếc MiG dự trữ cho Ukraine. 

    Câu hỏi lớn đặt ra là tình trạng của máy bay của Không quân Ukraine ra sau khi các phụ tùng mới được chuyển đến. Nếu Không quân Ukraine tiếp tục mất máy bay với tỷ lệ cao, những chiếc MiG được sửa chữa có thể sẽ không tồn tại được lâu.

    MiG-29 hai động cơ, siêu thanh là loại máy bay chiến đấu có số lượng nhiều nhất trong lực lượng không quân trước chiến tranh. Các máy bay MiG được trang bị cho 3 lữ đoàn tại 3 căn cứ với 6 phi đội mỗi ở các khu vực phía Tây, Trung và Nam của Ukraine. Trên thực tế, một phi đội máy bay chiến đấu của Ukraine có khoảng 10 chiếc.

    Trong khi đó, các máy bay chiến đấu Su-27 có số lượng ít hơn, máy bay cường kích Su-25 và máy bay ném bom Su-24 đã tạo nên sự cân bằng trong kho máy bay chiến đấu của Ukraine, vốn có khoảng 125 máy bay có khả năng bay khi Nga tấn công vào đêm 23/2.

    Những tổn thất trên không của Kyiv rất nghiêm trọng trong những ngày đầu tiên của chiến dịch quân sự. Lực lượng phòng không Nga đã bắn rơi một cặp máy bay Su-25 của Ukraine trong khoảng 1 phút gần Kherson, miền Nam Ukraine, khiến cả 2 phi công thiệt mạng. Một khẩu đội tên lửa tầm xa của Nga cũng đã bắn trúng một chiếc Su-27 của Ukraine đang tuần tra trên đảo Kyiv, khiến 1 phi công thiệt mạng.

    Trong 54 ngày, các lực lượng Nga đã bắn hạ không dưới 15 máy bay phản lực của Ukraine. Đây chỉ mới là con số mà các nhà phân tích có thể xác nhận bằng mắt thường, bao gồm 4 chiếc MiG-29. Điều này có nghĩa là thiệt hại trên thực tế có thể còn cao hơn.

    Tất nhiên, chỉ bắn hạ máy bay là không đủ. Các lực lượng Nga cũng đã tấn công các cơ sở hỗ trợ của Không quân Ukraine. Ngày 18/3, tên lửa hành trình của Nga đã làm hỏng Nhà máy sửa chữa máy bay ở Lviv, miền Tây Ukraine. Đó vốn là cơ sở đại tu các máy bay MiG-29.

    Moscow cũng đang nhắm tới kho dự trữ nhiên liệu của Kyvi. Ông Tom Cooper, một tác giả và chuyên gia về quân sự Nga nhận xét: "Người Nga liên tục nhắm vào các kho nhiên liệu của các căn cứ không quân Ukraine bằng tên lửa đạn đạo của họ".

    Những việc này đã dẫn đến những thiệt hại trong hàng ngũ máy bay chiến đấu có thể hoạt động của Ukraine. Vào tuần thứ 4 của xung đột, các phi đội Ukraine chỉ xuất kích từ 5 đến 10 lần mỗi ngày, thấp hơn nhiều so với 200 lần xuất kích trở lên mà lực lượng không quân Nga có thể thực hiện trong hoặc xung quanh Ukraine.

    Trong đó, anh Andriy, một phi công Su-27 Ukraine, chia sẻ: "Mỗi khi tôi bay, đó là một cuộc chiến thực sự. Trong mọi cuộc chiến với máy bay phản lực của Nga, vốn không bao giờ có sự cân bằng".

    Phi đội máy bay ném bom hạn chế của Ukraine, trước đây chỉ có hơn chục chiếc Su-24 hoạt động, là lực lượng chịu thiệt hại nặng nề nhất. Sau một vài nhiệm vụ ban đầu khi xung đột nổ ra, lực lượng máy bay ném bom của Không quân Ukraine dường như đã ngừng bay.

    Các phi đội MiG với số lượng lớn hơn có thể chịu đựng nhiều tổn thất trong thời gian dài hơn. Điều này giúp các máy bay MiG chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ phòng không, nhiều trong số chúng bay qua các khu vực mà lực lượng Ukraine vẫn hoàn toàn kiểm soát. Các phi công MiG không nhất thiết phải bay qua hệ thống phòng không của Nga để hoàn thành nhiệm vụ của họ.

    Hiện chưa rõ Ukraine có thể đã nhận được bao nhiêu bộ phận MiG từ nhà tài trợ. Tuy nhiên, Ba Lan có 28 chiếc MiG cũ do Liên Xô sản xuất, và nước này đang thay thế MiG bằng máy bay chiến đấu tàng hình F-35 mới của Mỹ. Trong khi đó, Bulgaria có 15 và Slovakia có 12. Cả Bulgaria và Slovakia đều đang thay thế các máy bay chiến đấu do Liên Xô sản xuất bằng các máy bay F-16 do Mỹ sản xuất.

    Để làm rõ, ba phi đội MiG-29 đã qua sử dụng, mỗi chiếc có phần khác biệt, ví dụ như các cấu hình vô tuyến và điện tử hàng không độc đáo. Ngoài ra, mỗi hạm đội cũng đều có những loại phụ tùng khác nhau. Nhưng nhìn chung, đây không phải vấn đề gì quá lớn đối với Ukraine.

    Được biết, thêm khoảng 20 chiếc máy bay MiG vào quân số sẽ không được làm thay đổi quỹ đạo lâu dài của chiến dịch trên không. Các ước tính tốt nhất cho thấy kho MiG-29 của Ukraine trước xung đột là 70 máy bay. Con số này đã giảm xuống không quá 66 sau những tổn thất trong thời chiến.

    Sau khi chúng biến mất, sẽ khó có máy bay thay thế được. Bulgaria, Ba Lan và Slovakia đã cân nhắc việc chuyển giao toàn bộ máy bay - không chỉ các bộ phận - nhưng cho đến nay vẫn chưa sẵn sàng bỏ hẳn những chiếc MiG đang hoạt động trong hàng ngũ của họ. 

    Điều khiến người Ukraine khó chịu hơn cả là vấn đề nhân lực. Ukraine có quá ít phi công MiG-29 từ trước khi xung độ xảy ra. Sự thiếu hụt chắc chắn hiện nay thậm chí còn tệ hơn. Ngay cả khi có những người dự bị và học viên đang trong quá trình luyện tập, nhưng phải mất hàng tháng để đào tạo lại những phi công đã lâu không bay và nhiều năm để đào tạo phi công mới. 

    Khó khăn đáng kinh ngạc trong việc duy trì một phi đội máy bay chiến đấu có người lái trong thời chiến giúp giải thích tại sao máy bay không người lái - cả máy bay TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất và máy bay không người lái - lại chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong các cuộc không kích của Ukraine chống lại quân đội Nga.

    Minh Hạnh (Theo Forbes)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khong-quan-ukraine-da-thay-doi-the-nao-sau-2-thang-xung-dot-a535077.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan