+Aa-
    Zalo

    Không quân Mỹ mở rộng quy mô nhằm đối phó Nga, Trung

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Lầu Năm Góc cho rằng không quân Mỹ đang ở tình trạng không thể đánh trả được các mối đe dọa kỹ thuật công nghệ cao ngày càng phát triển.

    Lầu Năm Góc cho rằng không quân Mỹ đang ở tình trạng không thể đánh trả được các mối đe dọa kỹ thuật công nghệ cao ngày càng phát triển.

    Hai tiêm kích F-35 của không quân Mỹ. Ảnh: US Air force.

    Bộ trưởng Không quân Mỹ Heather Wilson ngày 17/9 cho biết lực lượng này sẽ tăng quy mô thêm 24% bằng việc mua thêm hàng trăm máy bay để thiết lập thêm 74 phi đội mới từ giờ cho tới năm 2030.

    Động thái này nhằm đảm bảo khả năng vượt trội của Mỹ so với 2 đối thủ Nga và Trung Quốc.

    Theo đó, không quân Mỹ sẽ đồng loạt mở rộng trên mọi khía cạnh từ lực lượng không gian, chiến tranh mạng, hậu cần vận tải, máy bay không người lái, máy bay tiếp dầu, và máy bay chiến đấu. Các phân tích không đề cập đến chi phí cụ thể cho kế hoạch tăng cường sức mạnh, nhưng giới chuyên gia dự đoán nó có thể tiêu tốn  hàng tỷ USD.

    Trước đó, trong chiến lược an ninh quốc gia, chiến lược quốc phòng quốc gia và báo cáo đánh giá chung về tình trạng hạt nhân, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái định nghĩa lại đối thủ lớn nhất của Washington là Nga và Trung Quốc.

    Bà Wilson ước tính không quân Mỹ phải bổ sung 40.000 nhân viên nhằm đạt mục tiêu sở hữu 386 phi đội chiến đấu, tăng 25 % so với 312 phi đội hiện tại. Sự gia tăng này khiến không quân Mỹ sẽ có 717.000 người trong biên chế bao gồm cả Vệ bịnh Quốc gia và lực lượng dự bị.

    Không quân Mỹ từng có 401 phi đội chiến đấu trong giai đoạn đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh vào năm 1987. Phi đội là đơn vị chiến đấu chủ chốt của không quân Mỹ, thường được chỉ huy bởi một trung tá và có 18-24 máy bay.

    Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, ông John McCain đồng ý với quan điểm của bà Heather Wilson và nhấn mạnh rằng, cuộc khủng hoảng diện rộng của Không quân Mỹ nếu không được giải quyết sẽ tạo nên sự hoài nghi về khả năng của lực lượng này trong thực hiện nhiệm vụ của mình.

    Các tác giả của tạp chí BreakingDefence nhấn mạnh, Không quân Mỹ đang có 2 vấn đề ở phạm vi toàn cầu.

    Thứ nhất, đó là việc mua sắm và sở hữu những thiết bị lạc hậu hoặc lỗi thời. Ví dụ, người Mỹ cần thay thế các tiêm kích và máy bay ném bom F-22 và B-2. Việc hiện đại hóa chúng là rất phức tạp, nhưng không phải luôn luôn và có thể làm được. Ngoài ra, công nghệ tàng hình của chúng đã mất hiệu quả.

    Thứ hai là việc mua sắm những máy bay chiến đấu mới với số lượng hạn chế, điều này liên quan tới vấn đề kinh tế. Nhu cầu và mức độ sản xuất thấp cho thấy rằng, chi phí nhìn chung không bao giờ được khấu hao, nhà sản xuất sẽ không có động lực để hỗ trợ cho việc thiết kế máy bay, còn thiết bị thay thế và dịch vụ sửa chữa thì đắt đỏ.

    Do đó, giải pháp duy nhất cho vấn đề này là tăng cường sản xuất các máy bay chiến đấu hiện đại. Mỹ cần sản xuất không phải là 48 chiếc F-35 mỗi năm mà ít nhất là 100 chiếc.

    Tuy nhiên, không quân Mỹ nhiều khả năng sẽ phải cạnh tranh với các lực lượng khác để có thể được cấp khoản kinh phí lớn trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump mới tuyên bố thành lập thêm lực lượng không gian vũ trụ như một quân chủng thứ 6 của quân đội.

    NGUYỄN QUỲNH (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khong-quan-my-mo-rong-quy-mo-nham-doi-pho-nga-trung-a244438.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan