+Aa-
    Zalo

    Không phải thuế, đây mới là "át chủ bài" của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nếu thuế nhập khẩu là đòn tấn công của Mỹ thì Trung Quốc cũng có trong tay những lá bài nguy hiểm.

    Nếu thuế nhập khẩu là đòn tấn công của Mỹ thì Trung Quốc cũng có trong tay những lá bài nguy hiểm.

    Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, Trung Quốc vẫn chưa thể chiếm được thế áp đảo với Mỹ bởi tỷ trọng ngành kinh tế nước này lấy xuất khẩu làm trung tâm. Tập trung vào thuế là một đòn tấn công nhắm trúng điểm yếu của siêu cường phương Bắc. Tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng hiểu rằng xương sống của ngành kinh tế Mỹ chính là các tập đoàn công nghệ như Apple, Intel hay Walmart và họ đang nằm trong tay Bắc Kinh.

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình(trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: CNN.

    Các doanh nghiệp Mỹ, từ thiết bị công nghệ như Apple đến chuỗi bán lẻ Walmart, từ máy bay Boeing đến động cơ General Motors đều hoạt động ở thị trường Trung Quốc và đang mong muốn mở rộng tại châu Á. Mọi giới hạn từ phía chính phủ nước này như kéo dài thủ tục hải quan, siết chặt kiểm toán thuế và tăng quy định giám sát đều sẽ gây ra thiệt hại hàng tỷ USD. Trong phiên giao dịch ngày 19/6, thị trường chứng khoán Mỹ và giá dầu thô giảm mạnh chỉ sau một vài phát biểu cảnh cáo từ Bắc Kinh cho thấy, giới đầu tư cổ phiếu nhanh nhạy đã nắm được tình hình hiện nay.

    Trong khi tổng lượng hàng hóa Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt 130 tỷ USD năm 2017, ngân hàng Deutsche Bank AG cho biết tỷ trọng xuất khẩu và doanh thu của các công ty Mỹ tại Trung Quốc đã đạt tới 20 tỷ USD.

    William Zarit, chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc trả lời phỏng vấn đài Bloomberg: “Có một thực tế là người Trung Quốc rất biết cách sử dụng các thủ tục hành chính quan liêu để gây áp lực với doanh nghiệp và tập đoàn nước ngoài. Họ đã dùng chiêu này từ rất lâu".

    Các công ty Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã cảm thấy sự thay đổi này và căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường thế giới có thể khiến họ trở thành “ruồi muỗi” trong một cuộc chiến “trâu bò húc nhau”.

    Vào năm 2017, để trả đũa quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của chính quyền Seoul, Trung Quốc đã buộc tập đoàn bán lẻ Lotte Shopping đình chỉ hoạt động kinh doanh tại nhiều siêu thị lớn với cáo buộc vi phạm quy tắc an toàn cháy nổ. Tập đoàn này cuối cùng đã quyết định rút khỏi Trung Quốc do thua lỗ khoảng 2 nghìn tỷ won (1,8 tỷ USD) từ tháng 3/2017, theo hãng tin Yonhap News Agency.

    Các hãng ô tô Nhật Bản cũng đã lao đao một thời gian dài tại thị trường Trung Quốc vào năm 2012, khi 2 nước xảy ra xung đột vì tranh chấp lãnh thổ.

    Các tập đoàn hàng đầu của Mỹ như Apple, Walmart, Ford... đều có thể trở thành mục tiêu của Trung Quốc trong chiến tranh thương mại - Ảnh: Apple.

    Trước khi Tổng thống Trump châm ngòi cho cuộc chiến thương mại lần này, một số công ty Mỹ ở đại lục cũng gặp nhiều khó khăn. Jake Parker, phó chủ tịch lĩnh vực kinh doanh tại Trung Quốc của Hội đồng kinh doanh Mỹ - Trung cho biết: "Chúng tôi đã bắt đầu thấy họ tăng cường kiểm tra thủ tục hải quan, giám sát lượng khí thải tại các nhà máy và kiểm duyệt nghiêm ngặt các mẩu quảng cáo".

    Một lợi thế lớn của chiến thuật này là các con số hoàn toàn thuộc về Bắc Kinh bởi nguồn vốn đầu tư của Mỹ ở Trung Quốc lớn hơn nhiều so với chiều ngược lại. Theo một báo cáo được công bố bởi China International Capital, các công ty Mỹ có tài sản trị giá 627 tỷ USD và 482 tỷ USD doanh thu ở Trung Quốc trong năm 2015, so với 167 tỷ USD tài sản của Mỹ và 26 tỷ USD doanh thu tại Mỹ của các công ty Trung Quốc.

    Một lĩnh vực đặc biệt rủi ro là sản xuất ô tô. Như các nhà sản xuất ô tô Nhật hay Hàn, GM và Ford Motor đã đầu tư mạnh vào hệ thống sản xuất trong nước tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Theo Bloomberg, Trung Quốc đóng góp khoảng 1/4 lợi nhuận của GM và khoảng 12% lợi nhuận của Ford vào năm 2017. Ngay sau khi cuộc chiến được châm ngòi, giá cổ phiếu GM đã ngay lập tức giảm 4,7% và Ford giảm 2,7% trong phiên giao dịch ngày 19/6 tại New York.

    Thu Phương(Theo Bloomberg)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khong-phai-thue-day-moi-la-at-chu-bai-cua-trung-quoc-trong-cuoc-chien-thuong-mai-voi-my-a233643.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan