+Aa-
    Zalo

    Không phải Alibaba, Huawei đã trở thành mục tiêu trừng phạt đầu tiên của chính phủ Mỹ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Thất bại trong hợp đồng của Huawei với nhà mạng Mỹ đã giáng một đòn "kép" bất ngờ vào nền kinh tế và chính sách thương mại mới của Trung Quốc.

    Thất bại trong hợp đồng của Huawei với nhà mạng Mỹ đã giáng một đòn "kép" bất ngờ vào nền kinh tế và chính sách thương mại mới của Trung Quốc.  

    Ngày 9/1 vừa qua, Huawei, thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu Trung Quốc chính thức thông báo đã không thể đàm phán hợp đồng với nhà mạng AT&T. Không có thỏa thuận này, Huawei sẽ phải tiếp tục bán điện thoại của mình thông qua các kênh mở như Amazon hoặc đại lý tư nhân, chỉ chiếm khoảng 10% thị trường Mỹ.

    Trong khi hai tập đoàn điện tử từ chối bình luận về lý do chính xác của vụ đổ bể, một số nguồn tin cho rằng, AT&T đã phải chịu áp lực chính trị để từ chối hợp đồng 'béo bở' này. Trước đó, Huawei đã phải đối mặt với nhiều cuộc điều tra tại Mỹ.

    Năm 2012, một ủy ban của Quốc hội Hoa Kỳ tuyên bố Huawei nên bị cấm không được sáp nhập hoặc mua lại các doanh nghiệp Mỹ vì gây ra "đe dọa an ninh". Cuối năm 2017, Ủy ban tình báo Thượng viện và Hạ viện đã gửi thông cáo tới Uỷ ban Truyền thông liên bang, khẳng định “nguy cơ gián điệp công nghệ cao” từ tập đoàn điện tử hàng đầu Trung Quốc. Đây có thể là nguyên nhân khiến AT&T hủy hợp đồng sau nhiều tháng đàm phán.

    Trụ sở nhà mạng AT & T tại Mỹ - Ảnh: Dozeen

    Theo các chuyên gia, hợp đồng trên không thành là một thấp bại "kép" vào kinh tế và chính trị Trung Quốc. Không chỉ là cú sốc lớn với tập đoàn Huawei, chính phủ Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn để phát triển ngành công nghệ mũi nhọn của mình trong thời kỳ 4.0. Thị trường Mỹ là “mỏ vàng” của bất cứ sản phẩm công nghệ tiên tiến nào và việc Huawei không thể đặt chân tới đây cho thấy sẽ cần khoảng thời gian dài để có thể cạnh tranh với các tên tuổi lớn như Samsung hay Apple. Do đó, thất bại trong thỏa thuận này là một đòn khá mạnh giáng vào chiến lược toàn cầu của Huawei.

    Ngoài ra, vai trò của chính phủ Mỹ trong sự kiện này là động thái đáng kể cho thấy nỗ lực đẩy lùi chiến dịch “Made in China” của Trung Quốc đến năm 2025. Về chiến dịch này, chủ tịch Tập Cận Bình từng phát biểu mong muốn sẽ đưa các sản phẩm gắn nhãn “Made in China” ra toàn thế giới, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao. Kế hoạch chủ yếu dựa vào các công nghệ được chuyển giao từ những công ty nước ngoài đang hoặc muốn tiếp cận thị trường Trung Quốc.

    Trước đó, Tổng thống Donald Trump từng khẳng định mối lo ngại với các doanh nghiệp Trung Quốc và cam kết sẽ thắt chặt lại điều kiện kinh doanh sau vụ bê bối của ngành thép. Một số chuyên gia của tờ Diplomat cho rằng đây thực sự là động thái “khiêu khích lộ liễu” và “dằn mặt” ông Trump dành cho Trung Quốc.

    Đòn "kép" này đã khiến các quan chức Trung Quốc không hài lòng. Đáp trả cho sự kiện trên, Trung Quốc cho biết sẵn sàng trả đũa nếu Mỹ tiếp tục áp đặt các "điều luật bảo hộ thương mại đơn phương" và khẳng định Mỹ sẽ là quốc gia gánh nhiều thiệt hại hơn nếu xảy ra bất đồng trong hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, đạo luật chống bán phá giá cũng như động thái ngăn chặn sáp nhập và mua lại đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Trung Quốc.

    Với tâm lý e ngại doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng tăng ở cả Mỹ và châu Âu, chính phủ Trung Quốc sẽ cần phải chứng minh năng lực công nghệ nhiều hơn nữa trước khi trở thành cường quốc thương mại toàn cầu.

    Thu Phương(Theo Diplomat)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khong-phai-alibaba-huawei-da-tro-thanh-muc-tieu-trung-phat-dau-tien-cua-chinh-phu-my-a218688.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan