+Aa-
    Zalo

    Không nên uống nước dừa vào thời điểm nào?

    (ĐS&PL) - Nước dừa có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng cần lưu ý thời điểm uống kẻo rước bệnh vào người.

    Ngay sau khi đi nắng về

    Theo kinh nghiệm dân gian, bạn không nên uống nước dừa ngay sau khi đi ngoài trời nắng nóng về vì rất dễ bị trúng gió. Các triệu chứng thường gặp là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao.

    Buổi tối

    Buổi tối là thời điểm cơ thể mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi. Nếu uống nước dừa vào thời điểm này, nhất là nước dừa lạnh, cơ thể có thể bị lạnh, dễ mắc bệnh, gân cốt rã rời và cảm thấy đuối sức, ngoài ta còn dễ khiế bạn bị khó tiêu, đầy bụng. Trong trường hợp muốn uống nước dừa buổi tối, bạn chỉ nên uống ít, uống từ ngụm nhỏ từ từ.

    khong nen uong nuoc dua vao thoi diem nao

    Ngay sau khi tập luyện thể thao

    Bạn không nên lập tức uống nước dừa sau khi vừa luyện tập thể thao hoặc lao động nặng nhọc, cơ thể vẫn còn đang mệt mỏi. Uống nước dừa vào lúc này sẽ khiến chân tay buồn rũ, giảm sự dẻo dai, nhanh nhạy.

    Ngoài 3 thời điểm trên, bạn chú ý không nên uống nước dừa vào lúc bụng quá đói hoặc quá no. Khi uống nên cho thêm một ít muối để giúp dạ dày dễ hấp thu hơn, hạn chế tình trạng chướng bụng, khó tiêu.

    Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất vị ngon, nên để nguyên quả để uống. Bên cạnh đó, nên uống sớm ngay sau khi hái, nước dừa càng lưu giữ được lượng dinh dưỡng cao. Thời điểm thích hợp uống nước dừa nhất trong ngày là buổi sáng hoặc buổi trưa.

    Uống nước dừa bao nhiêu là đủ?

    Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên xem nước dừa như nước giải khát, không nên uống quá nhiều trong một thời gian dài. Nếu uống 2 quả dừa/ngày, bạn nạp vào 140Kcal, rất dễ gây béo phì, thừa cân và là gánh nặng cho thận.

    Các chuyên gia khuyên nên uống nước dừa đúng cách, khoa học và điều độ. Bên cạnh đó, cần chú ý lượng đường trong nước dừa. Theo nguyên tắc, lượng đường ngọt hấp thụ nhanh của mỗi người trong một ngày không được vượt quá 10% năng lượng khẩu phần, khoảng 180-200 kcal. Do đó, khi đã uống nước dừa, bạn nên hạn chế các loại hoa quả, đồ uống có đường khác.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khong-nen-uong-nuoc-dua-vao-thoi-diem-nao-a533877.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Khoai tây mọc mầm cắt đi có ăn được không?

    Khoai tây mọc mầm cắt đi có ăn được không?

    Khoai tây rất dễ mọc mầm nếu để một thời gian dài không sử dụng và không được bảo quản đúng cách. Vậy khoai tây mọc mầm nguy hiểm ra sao và có thể ăn khi đã cắt bỏ phần mầm không?