+Aa-
    Zalo

    Không dùng công nghệ Nhật, Hà Nội muốn “hồi sinh” sông Tô Lịch bằng nước sông Hồng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - UBND thành phố Hà Nội vừa xin ý kiến các nhà khoa học hoàn thiện Dự án Xây dựng trạm bơm bổ cập nước hồ Tây và cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch.

    UBND thành phố Hà Nội vừa xin ý kiến các nhà khoa học hoàn thiện Dự án Xây dựng trạm bơm bổ cập nước hồ Tây và cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch. 

    Theo báo Dân Trí, ông Võ Tiến Hùng - Chủ tịch Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết, trong những năm gần đây mực nước hồ Tây đang bị cạn kiệt dần (nhiều chỗ chỉ còn 0,5 m nước). Điều đó dẫn đến tình trạng ô nhiễm hồ Tây ngày càng nghiêm trọng hơn. Để cải thiện chất lượng nước hồ Tây, cùng với việc nạo vét bùn, theo ông Hùng việc cung cấp nước bổ sung là hết sức cần thiết.

    Được biết TP. Hà Nội cũng tính tới việc tạo dòng chảy để “hồi sinh” sông Tô Lịch. Theo đó, nước từ sông Hồng được bơm vào hồ Tây, khi đạt mực nước cần thiết, TP sẽ cho mở các cửa xả ra sông Tô Lịch. Theo phương án này, mỗi ngày TP Hà Nội dự kiến bơm hơn 134 nghìn mét khối nước vào hồ Tây (bơm 26 ngày/tháng).

    Tuyến đường ống dẫn nước từ sông Hồng vào hồ Tây (màu đỏ). Ảnh: Dân Trí 

    Thành phố Hà Nội dự tính đặt trạm bơm cố định nằm cách chân cầu Nhật Tân khoảng 600 m, về phía hạ lưu. Hệ thống đường ống xả sau máy bơm gồm 4 ống đường kính 600 mm, kết nối vào đường ống chung có đường kính 1200 mm, dẫn đến bể xử lý nước cạnh công viên nước hồ Tây.

    Tổng chiều dài đường ống dẫn nước khoảng 1.960 m, chạy dọc theo ngõ 464 Âu Cơ - Lạc Long Quân vào ngõ 612 Lạc Long Quân đến mương tiêu cạnh hồ Tây vào bể lắng xử lý phù sa sông Hồng.

    Cùng với việc tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch, thành phố Hà Nội cũng đang xây dựng hệ thống tuyến đường ống tách nước thải ra khỏi con sông này. Cụ thể, từ năm 2016, thành phố Hà Nội đã khởi công dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá với công suất 270.000 m3/ngày đêm, thông tin đăng trên báo Tiền Phong. 

    UBND TP Hà Nội cho rằng, dự án trên mang tính bền vững và sẽ khắc phục được một số hạn chế mà các vấn đề về quy hoạch cũng như các dự án khác đang triển khai nhưng chưa giải quyết được tình trạng ô nhiễm ở hồ Tây và sông Tô Lịch.

    Kiều Trang(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khong-dung-cong-nghe-nhat-ha-noi-muon-hoi-sinh-song-to-lich-bang-nuoc-song-hong-a300744.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan