+Aa-
    Zalo

    Không đóng cốp ô tô khi di chuyển có bị xử phạt không?

    (ĐS&PL) - Nhiều trường hợp cốp xe ô tô chở hàng cồng kềnh khiến không đóng được, hoặc quên không đóng cốp khi di chuyển sẽ được lực lượng CSGT nhắc nhở cũng có thể bị xử phạt.

    Quy định về vận chuyển hành hóa bằng ô tô

    Các trường hợp không đóng cốp xe ô tô thường gặp là do tài xế chở hàng cồng kềnh, gây khó khăn cho việc chốt khóa cốp xe. Thực tế pháp luật đã quy định cụ thể về việc kích thức hàng hóa được chở trên xe ô tô. Cụ thể, căn cứ theo Điều 72 Luật Giao thông được bộ 2008 quy định về việc vận tải hàng hóa bằng xe ô tô cụ thể như sau:

    "1. Việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô phải chấp hành các quy định sau đây:

    a) Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và chằng buộc chắc chắn;

    b) Khi vận chuyển hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi.

    2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

    a) Chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe;

    b) Chở người trong thùng xe, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này."

    Tài xế cần chú ý đóng cốp xe để đảm bảo an toàn. Ảnh minh họa.

    Tài xế cần chú ý đóng cốp xe để đảm bảo an toàn. Ảnh minh họa.

    Việc vận chuyển hàng hóa bằng ô tô cũng cần phải đảm bảo giới hạn cho phép. Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về việc giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ cụ thể như sau:

    " Giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ

    1. Việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ phải theo các quy định về tổng trọng lượng của xe, tải trọng trục xe, chiều cao, chiều rộng, chiều dài xếp hàng hóa được phép của xe quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Thông tư này và không vượt quá khối lượng hàng hóa được phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

    2. Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn và không gây cản trở cho việc điều khiển xe, bảo đảm an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường bộ."

    Đồng thời, tại Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ như sau:

    "Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ

    1. Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    2. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

    3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe...."

    Không đóng cốp ô tô khi di chuyển có bị xử phạt không?

    Mặc dù hiện này chưa có quy định bắt buộc phải đóng cốp xe ô tô khi đi đường nhưng nếu tận dụng cốp để chở hàng hóa dẫn tới không đóng được cốp xe khi di chuyển.

    Cốp xe, thùng xe bị bật ra tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Ảnh minh họa.

    Cốp xe, thùng xe bị bật ra tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Ảnh minh họa.

    Tuy nhiên, nếu không đảm bảo theo quy định của pháp luật đã phân tích ở trên thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm c khoản 12 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau:

    Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ

    "...3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Không đóng cửa lên xuống khi xe đang chạy;

    b) Để người ngồi trên xe khi xe lên, xuống phà, cầu phao hoặc khi xe đang ở trên phà (trừ người già yếu, người bệnh, người khuyết tật);

    c) Không chạy đúng tuyến đường, lịch trình, hành trình vận tải quy định;

    d) Để người mắc võng nằm trên xe hoặc đu bám ở cửa xe, bên ngoài thành xe khi xe đang chạy;

    đ) Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách;

    e) Chở hành lý, hàng hóa vượt quá kích thước bao ngoài của xe;"

    Riêng đối với ô tô tải mà không chốt cửa sau thùng xe khi xe đang chạy thì sẽ bị xử phạt vi phạm giao thông với mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng, trong trường hợp gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, đồng thời phải xử lý theo mức độ của vụ việc. 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/khong-ong-cop-o-to-khi-di-chuyen-co-bi-xu-phat-khong-a418107.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Bao nhiêu tuổi được đi xe máy?

    Bao nhiêu tuổi được đi xe máy?

    Việc điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi có thể dẫn đến vi phạm pháp luật và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao. Vậy, bao nhiêu tuổi được đi xe máy?