+Aa-
    Zalo

    Không của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Có của Giáo sư Trần Duy Quý

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Vế đối của Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về Bát Nhã Tâm Kinh để nhận ra tánh chân thật của vũ trụ vạn hữu mà còn có chút ẩn ý sâu xa là nỗi lòng của một người con xa xứ

    (ĐS&PL) Vế đối của Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về Bát Nhã Tâm Kinh để nhận ra tánh chân thật của vũ trụ vạn hữu mà còn có chút ẩn ý sâu xa là nỗi lòng của một người con xa xứ với quê hương, sau nhiều năm đã được Giáo sư Trần Duy Quý đáp đối bằng tấm lòng của một nhà khoa học với bậc chân tu, uyên thâm phật pháp, thông đạo hiểu đời.

    Thiền sư Thích Nhất Hạnh (tên khai sinh Nguyễn Xuân Bảo, sinh ngày 11 tháng 10 năm 1926) là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội…

    su

    Ông sinh ra ở Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Ông là tác giả của hơn 100 cuốn sách, trong số đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh. Ông là người vận động cho phong trào hòa bình, với các giải pháp không bạo lực cho các mâu thuẫn.

    Vào ngày 1 tháng 5 năm 1966 tại chùa Từ Hiếu, Thiền sư Chân Thật trao ấn khả cho Thiền sư Thích Nhất Hạnh để từ đây ông trở thành một thiền sư (thầy dạy về thiền). Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã phối hợp kiến thức của ông về nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ Phật giáo Đại thừa, và các phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận hiện đại của ông đối với thiền. Ông đã trở thành một người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của Phật giáo phương Tây. Ông là tác giả của về đối "4 không" nhiều năm chưa có lời giải. Vế đối không chỉ mang ý chỉ cuộc đời luôn “Sắc sắc không không” của bốn câu Bát Nhã Tâm Kinh để nhận ra tánh chân thật của vũ trụ vạn hữu mà còn có chút ẩn ý sâu xa là nỗi lòng của một người con xa xứ với quê hương:

    Không đau khổ lấy chi làm chất liệu
    Không buồn thương sao biết chuyện con người
    Không nghèo đói làm sao thi vị hóa
    Không lang thang sao biết gió mưa nhiều.

    Cách đây hơn 10 năm, Giáo sư Trần Duy Quý từ lòng ngưỡng mộ bậc chân tu, uyên thâm phật pháp, thông đạo hiểu đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đưa ra lời đáp vế đối "4 có". Về đối của Giáo sư Trần Duy Quý là lời nhắc nhở khéo léo đối với những ai còn ít nhiều tâm tư với thế sự một thời do những hoàn cảnh lịch sử nào đó để lại dẫn tới xa quê, biệt quê hãy nhớ về cội nguồn với tấm lòng thủy chung, trung nghĩa và tinh thần vị tha:

    Có cội nguồn mới hay bền gốc rễ
    Có thủy chung mới giữ trọn đạo nhà
    Có loạn lạc mới biết thần trung nghĩa
    Có sa cơ mới biết giá vị tha.

    Giáo sư Trần Duy Quý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hợp tác khoa học kỹ thuật Châu Á Thái Bình Dương, Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam được Viện danh nhân Mỹ bình chọn là một trong 1000 nhà khoa học có ảnh hưởng đến Thế giới năm 2002. Năm 2018, GS. TSKH Trần Duy Quý đã được Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam bình chọn trong danh sách "100 Giáo sư trọn đời cống hiến". Ông được biết đến là cha đẻ của hơn 40 giống lúa lai, đậu tương, hoa lan...bằng công nghệ đột biến phóng xạ. Ông còn được biết đến là một tâm hồn thơ bay bổng, thâm sâu và lãng mạn.

    Từ lòng mến mộ hai con người một Thiền sư và một Giáo sư mà vế đối Không và Có trên đã được nhiều người yêu mến chuyển sang rất nhiều chất liệu khác nhau để cung kính và học tập. Người ta bắt gặp vế đối trên được những nghệ nhân làng gốm cổ Bát Tràng khắc trên đôi lọ lục bình được giao lưu trao đổi khắp mọi miền của Tổ quốc và cả ra một số nước trên thế giới.

    Quyết Tuấn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khong-cua-thien-su-thich-nhat-hanh-va-co-cua-giao-su-tran-duy-quy-a293532.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.