+Aa-
    Zalo

    Khởi nghiệp ở Triều Tiên có khó khăn như nhiều người lầm tưởng?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ngay cả khi hội nghị thượng đỉnh chưa diễn ra, những doanh nhân trẻ khao khát lập nghiệp ở Triều Tiên đã có những điều kiện thuận lợi không ngờ.

    Ngay cả khi hội nghị thượng đỉnh chưa diễn ra, những doanh nhân trẻ khao khát lập nghiệp ở Triều Tiên đã có những điều kiện thuận lợi không ngờ.

    Triều Tiên có vẻ là một quốc gia không mấy lý tưởng cho các doanh nhân trẻ. Tuy nhiên, những người trẻ nhiệt huyết tại đây đã sẵn sàng đối mặt với sự thiếu thốn về công nghệ và nguồn vốn hỗ trợ để bắt đầu khởi nghiệp, ngay cả trước khi hội nghị thượng đỉnh lịch sử diễn ra ở Singapore.

    Trang web thương mại điện tử Triều Tiên có tên Manmulsang - có nghĩa là cửa hàng bách hóa đã đặt nền tảng hợp tác với Amazon.com và một dịch vụ mua sắm di động có tên Okryu đã đi vào hoạt động. Ngoài ra, một ứng dụng điều hướng và bản đồ chỉ đường Gildongmu 1.0 cũng đang được nâng cấp. Các nhà khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tại đây phải đối mặt với các chính sách quản lý chặt chẽ của chính phủ và thói quen không sử dụng đồ công nghệ của người dân.

    Tuy nhiên, chính phủ Triều Tiên đã hỗ trợ hàng nghìn bạn trẻ hoặc những người muốn bắt đầu kinh doanh. Choson Exchange - một tổ chức phi lợi nhuận đã đào tạo hơn 2.000 người Triều Tiên và một số sinh viên Singapore trong thập kỷ qua. Theo một nguồn tin riêng, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã đứng ngắm đường chân trời của Singapore từ tòa nhà Marina Bay Sands trước hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều và tỏ ý muốn tìm hiểu về các khóa học kinh doanh cũng như đầu tư mạo hiểm.

    Giảng viên Ian Collins với một nhóm sinh viên người Triều Tiên - Ảnh: Bloomberg

    Giảng viên người Úc Ian Collins tại Choson Exchange từng điều hành một hội thảo kéo dài 4 ngày cho 80 sinh viên Triều Tiên ở Bình Nhưỡng vào tháng 11/2017. Các sinh viên của ông đã học cách phát triển các mô hình kinh doanh đa dạng, trình bày ý tưởng kinh doanh của họ trong 3 phút dù nhiều người thực sự chưa phân biệt được chế độ kinh tế tư bản và thể chế chính trị họ đang có. Việc thiếu hụt nguồn tài nguyên tự nhiên kích thích tính sáng tạo. Một số sinh viên đã đưa ra các sản phẩm điện thoại di động dựa vào năng lượng mặt trời. Một nhóm khác đã đề xuất các bảng tập taekwondo có thể gắn liền lại sau khoảng 100 lần vỡ vụn hoàn toàn.

    "Họ có lẽ là những người háo hức và đam mê nhất mà tôi từng nói," Collins nói.

    Sinh viên các trường đại học hàng đầu Triều Tiên như Đại học Kim Il Sung và Đại học Công nghệ Kim Chaek thường giành giải thưởng trong các cuộc thi viết mã quốc tế và tài năng của họ đã giúp Triều Tiên nổi bật như một mối đe dọa an ninh mạng toàn cầu, cùng với vũ khí hạt nhân.

    Jim Rogers, nhà đầu tư kỳ cựu và chủ tịch của Rogers Holdings Inc., đã bất ngờ khi thấy những thay đổi ngầm đang diễn ra tại quốc gia nhỏ bé và bị cô lập này. Bất ngờ lớn nhất của ông là trong một chuyến viếng thăm thành phố Rason của Triều Tiên cách đây vài năm, hàng trăm gian hàng bán các sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới luôn sẵn sàng.

    Rogers nhận định: "Triều Tiên ngày nay giống như Trung Quốc đầu những năm 1980. Những dấu hiệu thay đổi về công nghệ, một thị trường cởi mở hơn và động thái tích cực từ chính phủ: tất cả những điều này dẫn đến một tương lai bùng nổ”.

    Sau nhiều năm cấm hoặc hạn chế thiết bị điện thoại di cá nhân, chính phủ Triều Tiên bắt đầu cho phép sử dụng rộng rãi. Theo Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc có trụ sở tại Seoul, khoảng 4 triệu người Triều Tiên đang sử dụng điện thoại di động và điện thoại thông minh ở nước này vào năm 2017, tương đương khoảng một phần sáu dân số.

    Dưới sự lãnh đạo của ông Kim Jong Un, một nhóm thương gia mới đã xuất hiện. Theo Kim Young-hui - một người đào thoát khỏi Triều Tiên đang theo học tại Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc tại Seoul, nhóm người này có biệt danh là “donju” hoặc “những người giữ tiền”. Họ đầu tư vào các nhà máy sản xuất thực phẩm, vũ khí, đồ gia dụng… Nhóm người này đóng góp phần lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của Triều Tiên. John Kim, một nhà đầu tư mạo hiểm từng giảng dạy tại Triều Tiên, nói rằng các sinh viên rất háo hức muốn tìm hiểu về mô hình kinh tế ở Singapore. Nhà đầu tư Rogers quốc tịch Mỹ cho biết các nỗ lực chấm dứt tình trạng cô lập ở Triều Tiên là điều tất yếu cũng như đây sẽ là một trong những thị trường sôi động trong thời gian tới.

    Thu Phương(Theo Bloomberg)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khoi-nghiep-o-trieu-tien-co-kho-khan-nhu-nhieu-nguoi-lam-tuong-a233336.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan