Sau bao lần dở khóc dở cười vì mua hàng online, nhiều chị em lười đi lại vẫn đặt cược số phận vào những shop online để tiếp tục ring về bộ áo váy "áo không ra áo, váy không ra váy" rồi lại lên Facebook cầu cứu.
Tưởng đâu sau nhiều vụ lùm xùm "thật - giả" khi mua hàng online các tín đồ lười đi lại chỉ thích mua hàng qua mạng sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm thì hóa ra vẫn còn vô số người "điếc không sợ súng" vẫn thản nhiên "ném tiền qua cửa sổ" khi ring về những món hàng không ưng mắt vì hàng thật khác hàng mẫu một trời một vực.
Những bức ảnh được chủ nhân "khốn khổ" của các bộ váy áo "lỗi" chụp lại đăng lên các trang mạng khiến nhiều người cười lăn lộn.
|
Chiếc áo nhận được không khác gì vải may khăn xô đã từng gây tranh cãi một thời gian dài trên mạng xã hội. |
|
Không rõ lỗi ở bộ đồ hay lỗi do người mặc nhưng đúng là khác nhau một trời một vực. |
|
Kể cả nam giới khi mua hàng online cũng phải ngậm ngùi. |
|
Lười đi lại thì phải chấp nhận quảng cáo một đằng hàng về một nẻo thôi. |
|
Chiếc áo "một nắng" một chàng trai đặt hàng online mua tặng vợ. |
|
Đôi dép không tệ nếu không phải hai chiếc cùng một bên. |
|
Nhìn chẳng khác nào dép đi trong nhà ai cũng có thể xỏ vừa. |
|
Chủ nhân chiếc váy này chắc phải khóc ròng vì ảnh mẫu quá chất mà ảnh thật lại quá tế. |
|
Chiếc váy sau khi về đến tay chủ nhân thì không còn điểm nào để chê được nữa vì nó đã quá tệ để có thể chê thêm. |
|
Nếu cẩn thận may lại eo ót hơn chắc cũng không đến nỗi gọi là thảm họa. |
|
Chiếc váy điệu đà được quảng cáo đến khi ship về lại giống chiếc váy ngủ nhăn nhúm. |
|
Nhìn đi nhìn lại thì hàng thật lại giống chiếc áo sơ mi đã sử dụng lâu năm. |
Mỹ An (T/h)
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khoc-thet-vi-mua-ao-vay-online-khac-mot-troi-mot-vuc-so-voi-quang-cao-a215892.html