+Aa-
    Zalo

    Khi thanh niên thích... buông lời tục tĩu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nói tục, chửi bậy không còn lạ lẫm trong xã hội hiện nay, đặc biệt “căn bệnh” này có xu hướng thích nghi nhanh với một bộ phận trong giới trẻ.

    (Truyenhinhanvien.vn)- Nói tục, chửi bậy không còn lạ lẫm trong xã hội hiện nay, đặc biệt “căn bệnh” này có xu hướng thích nghi nhanh với một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ. Nguy hiểm hơn, nhiều người lại dễ dàng cho rằng  đó như mộtcách để giải tỏa căng thẳng,  trong cuộc sống..
    Thích là chửi
    Trailer chương trình:
    Có lẽ bất cứ xã hội nào cũng có mâu thuẫn và khi đó tiếng chửi là điều không thể thiếu. Nhà thơ Cao Bá Quát đã từng viết: “Ba hồi trống giục, mồ cha kiếp/ Một nhát gươm đưa, bỏ mẹ đời!”. Còn nữ sỹ Hồ Xuân Hương cũng từng chửi đời, chửi người với sự phẫn uất cao độ: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”. Rồi đến những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng ngày xưa như Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tú Mỡ… chửi những người tham ô tham nhũng qua chính ngòi bút của mình.
    Nhưng đó là những tiếng chửi có tri thức, có tác động xã hội, còn ngày nay ở bất kỳ đâu, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh học sinh tụ tập nói chuyện rôm rả bằng những ngôn từ tục tĩu.
    Với một thao tác đơn giản tìm kiếm trên Google, chỉ trong vòng 0,36 giây màn hình sẽ hiển thị 439.000 kết quả với từ khóa “Nói tục chửi bậy”. Thực trạng này được báo giới, chuyên gia tâm lý đề cập nhiều, tuy nhiên không có nhiều tác dụng. Trả lời báo chí, tiến sĩ Lưu Song Hà, viện Tâm lý học cho biết, theo khảo sát số học sinh có hành vi lệch chuẩn đang tăng lên cả về số lượng và mức độ, trong đó có nhiều hành vi đáng báo động như quấy rối, làm mất trật tự trường lớp, nói dối, văng tục, không làm bài tập…

    Ngay cả câu chửi cũng khiến nhiều thanh niên "lên máu" hành hung bạn bè và người xung quanh gây nên những hậu quả đáng tiếc

    Mặc dù nhiều nhà trường đã quy định tuyệt đối cấm học sinh nói bậy chửi thề, nhưng trên thực tế rất khó tìm một trường nào không có học sinh chửi thề. Lý do văng tục, chửi thề đôi khi rất đơn giản vìbị điểm kém, bị cô giáo phê bình, vui mừng vì một lý do nào đấy cũng… chửi thề.
    Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thiếu ý thức của bản thân, sự bắt chước vô thức khi cho rằng, chửi bậy mới là người lớn, mới là dân chơi. Thêm vào đó, cũng có tác động rất lớn từ những người xung quanh hay nói tục chửi thề, môi trường bè bạn, nhà trường, gia đình.

    Đôi khi chỉ vì một bộ phận thanh niên hay văng tục đã làm ảnh hưởng đến cả một xã hội nói chúng như thế này

    Một thế hệ hư hỏng hay dòng chảy chung của xã hội?
    Một cuộc khảo sát nhỏ với nhóm đối tượng là học sinh, sinh viên và đặt các bạn trước câu hỏi “Bạn đã từng nói tục, chửi thề chưa?” thì gần như 100\% câu trả lời là đã từng nói và từng xuất hiện ý nghĩ bậy khi bức xúc, cáu gắt. 
    Theo PGS. Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh thì tình trạng học sinh sử dụng facebook nhiều  như hiện nay đã bộc lộ cá tính rõ nét của các em và dễ lây lan tính học đòi, bắt chước.  Nếu không được giáo dục cẩn thận, các em sẽ bị những mặt trái của công nghệ thông tin làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách. Khi học sinh phát ngôn bừa bãi, những thông tin không được kiểm chứng sẽ lan truyền có thể gây ra hậu quả đáng tiếc.
    Chơi game là một trong những tác nhân khiến các em hình thành thói quen nói bậy
    Cũng theo PGS Văn Như Cương: “Hiện tượng nói năng bậy bạ của học sinh là do thói quen chứ đa phần không thuộc về là bản chất, ý thức của các em”. Còn theo giới nghiên cứu, sở dĩ thế hệ ngày xưa không có nhiều người có thói quen nói tục, chửi bậy là vì con người thời ấy được giáo dục kỹ lưỡng, cả ở trong và ngoài gia đình.
    Trường PTDL Lương Thế Vinh, Hà Nội có lẽ là trường đi đầu trong việc giám sát, quản lý việc phát ngôn của học sinh trên mạng Interbet khi trong quy định nhà trường có ghi rõ: “Tuyệt đối không được nói tục, chửi bậy hoặc văng bậy, kể cả chửi bậy bằng những từ viết tắt… Phải sử dụng ngôn từ trong sáng, thuần việt; Tuyệt đối không dùng Facebook để nói xấu bất cứ ai. Chỉ like Status khi đã đọc kỹ nội dung của nó”. Đó là một số điều trong thông báo về “Những điều cấm kị khi lên facebook” dành cho học sinh của trường.

    "Quy tắc vàng" khi truy cập facebook của PTDL Lương Thế Vinh dành cho các em học sinh đang học tập tại trường

    Và nhân câu chuyện về “những điều cấm kỵ khi lên facebook” của trường PTDL Lương Thế Vinh, thay cho lời kết trong thông báo trên là một thông điệp hết sức ngắn gọn, nhưng vô cùng súc tích: “Nếu tôi đọc được Facebook của bạn, chắc chắn tôi sẽ biết bạn là người như thế nào!

    Thay đổi thói quen, sở thích của một người, nhất là giới trẻ không phải là chuyện làm được trong ngày một ngày hai. Để làm được điều đó, mỗi người cần thẳng thắn nhìn nhận vào cách ứng xử của bản thân, để từ đó thể hiện văn hóa giao tiếp ứng xử cho phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Mời các bạn cùng đón xem chương trình Vấn nạn chửi bậy, chửi thề của học sinh trong dải giờ 8 giờ 15 phút tốitrên kênh An ninh Thế giới (ANTG) – Truyền hình An Viên:

    - Phát sóng chính thức: 20h15 thứ Bảy (12/9/2015)

    - Phát lại: 9h00 Chủ nhật (13/9/2015) & 15h00 thứ Hai (14/9/2015)

                                                                                                                                         PV.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khi-thanh-nien-thich-buong-loi-tuc-tiu-a110246.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.